Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 27: Hội thoại
Giải bài tập Ngữ văn bài 27: Hội thoại
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 27: Hội thoại được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 8 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Mời các bạn cùng tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 26: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận
I. Kiến thức cơ bản
• Trong hội thoại, ai cũng được nói. Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói được gọi là một lượt lời.
• Để giữ lịch sự, cần tôn trọng lượt lời của người bỏ vết mực đi, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác.
• Nhiều khi im lặng khi đến lượt của mình cũng là một cách biểu thị thái độ.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Đoạn văn miêu tả cuộc trò chuyện giữa nhân vật chú bé Hồng và người cô (trang 92 – 93 SGK Ngữ văn 8 tập II)
a) Số lượt hội thoại của mỗi nhân vật.
- Chú bé Hồng: 2 lượt ngắn, chủ yếu là diễn biến nội tâm.
- Bà cô: 5 lượt (3 lượt ngắn, 2 lượt dài)
→ Lượt hội thoại của bà cô nhiều hơn thể hiện sự lấn át của bà cô đối với chú bé Hồng.
b) Trong đoạn trích có lẽ có 2 lần bé Hồng định nói nhưng đã không nói.
- Lần thứ nhất: Khi người cô hỏi có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ không.
- Lần thứ hai: Khi bà cô kể việc mẹ cậu bé ngồi bán ở chợ và cho con bú bên rổ bóng đèn.
• Ý nghĩa của sự im lặng của cậu bé:
- Tâm trạng uất ức đau đớn, tình yêu thương mẹ mãnh liệt.
- Im lặng, không nói đó cũng là biểu hiện thái độ phản ứng của cậu bé trước những lời lẽ cay độc của bà cô đối với mẹ mình.
c) Lí do Hồng không ngắt lời cô:
- Quan hệ giữa Hồng và bà cô là quan hệ họ hàng, quan hệ giữa vai trên (bà cô) và vai dưới (Hồng).
- Hồng không ngắt lời là để giữ thái độ lịch sự tôn trọng của người dưới đối với người trên.
III. Hướng dẫn luyện tập.
Câu 1. Qua cuộc hội thoại giữa các nhân vật cai lệ, người nhà lí trưởng, chị Dậu là anh Dậu trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ (Ngữ văn 8) em thấy tính cách của mỗi nhân vật được thể hiện như thế nào? Tính cách của mỗi nhân vật qua cuộc hội thoại:
+ Cai lệ: Hống hách, ngạo mạn, ăn nói thô lỗ, hành động hung dữ “Thằng kia, ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à! Nộp tiền sưu mau! Mày định nói cho cha mày nghe đấy à, bịch luôn vào ngực chị dậu...”.
+ Người nhà lí trưởng: Là kẻ chân tay vừa cậy quyền, vừa sợ trách nhiệm. Lúc thấy anh Dậu hoảng quá lăn đùng ra, hắn nói mỉa: “Anh ta lại sắp phải gió như đêm hôm qua đấy!” Không dám hành hạ người ốm nặng sợ xảy ra chuyện gì.
+ Chị Dậu: Người phụ nữ thương yêu chồng con hết mực “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột... có ý chờ chồng ăn có ngon miệng không”.
• Thái độ ban đầu đối với cai lệ và người nhà lí trưởng: Nhẫn nhục, cam chịu, hết sức hạ mình để bảo vệ an toàn tính mạng cho chồng và thân phận của người dân thấp cổ bé họng cháu can ông nhà cháu vừa mới tỉnh dậy được một lúc, ông tha cho... ?
• Thái độ đối với cai lệ và người nhà lí trưởng khi chồng bị trói: Uất ức, vùng lên phản kháng quyết liệt của tâm lí bị đè nén “tức nước vỡ bờ” mày trói chồng bà đi bà cho mày xem.
+ Anh Dậu: Cam chịu nhẫn nhục, nhút nhát, tâm lí của những người bị đè nén quá lâu anh Dậu vừa run vừa kêu u nó không được thế! Người ta đánh mình thì không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù phải tội.
Câu 2. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
a) Sự chủ động tham gia cuộc hội thoại của chị Dậu với cái Tý phát triển ngược chiều nhau như thế nào?
Nửa phần đầu đoạn trích | Nửa phần cuối đoạn trích | |
Cái Tí | 12 lượt hội thoại (trong đó 7 lượt hội thoại với chị Dậu, 5 lượt hội thoại với thằng Dần) • Cái Ti chủ động hội thoại | 2 lượt hội thoại. • Thụ động trong hội thoại, chủ yếu im lặng. |
Chị Dậu | 3 lượt hội thoại ngắn, hầu hết là im lặng không trả lời. • Thụ động trong hội thoại | 7 lượt hội thoại (3 lượt với thằng Dần, 4 lượt với cái Tí). • Thụ động trong hội thoại |
b) Tác giả miêu tả diễn biến của cuộc hội thoại như vậy có hợp với tâm lí nhân vật không? Vì sao?
Tác giả miêu tả diễn biến cuộc hội thoại như vậy là hoàn toàn phù hợp với tâm lí nhân vật vì:
+ Cái Tí ban đầu nói nhiều (chủ động trong hội thoại) vì nó chưa biết mình sắp bị bán. Gia đình đang gặp cảnh khó khăn hoạn nạn, mặc dù còn nhỏ nhưng cái Tí đã thể hiện trách nhiệm và sự thông cảm của mình qua sự quan tâm lo lắng cho cha mẹ, dạy dỗ em, đảm đang việc nhà, cho nên lượt nói của cái Tí trong đoạn đầu là rất nhiều.
- Sau đó khi biết mình sắp bị bán cho nhà ông Nghị, sự sợ hãi, nỗi buồn lo, sự đau khổ phải xa cha mẹ, em phải đi hầu hạ phục dịch cho nhà ông Nghị nổi tiếng độc ác nên em im lặng, nói rất ít.
+ Chị Dậu: Khi mới về nhà ruột gan dày vò đau đớn vì phải bán con, chị không thể không nói với con điều khinh khủng đó nên chị chỉ thất thần im lặng. Cái Tí càng ân cần hỏi han, càng tỏ ra ngoan hiền hiếu thảo chị Dậu lại càng đau đớn, càng khó nói.
Về sau khi điều đau khổ bắt buộc phải nói ra, cái Tí buồn sợ hãi nói ít đi, chị Dậu phải cố gắng thuyết phục an ủi con nên nói nhiều hơn.
c) Việc tác giả tô đậm sự hồn nhiên và hiếu thảo của cái Tí qua phần đầu cuộc hội thoại làm tăng kịch tính của câu chuyện như thế nào?
Phải bán con là việc bất đắc dĩ, là nỗi đau khổ nhất của người mẹ. Hơn nữa, đó lại là đứa con rất mực ngoan hiền, hiếu thảo, biết cảm thông đỡ đần cho cha mẹ. Vì vậy sự hồn nhiên hiếu thảo của hai đứa trẻ giống như những lưỡi dao găm cắt từng khúc ruột của chị Dậu”.
Câu 3. Dựa vào những điều đã biết về truyện “Bức tranh của em gái tôi” là đoạn trích dưới đây hãy cho biết sự im lặng của nhân vật “tôi” biểu thị thế nào?
+ Sự im lặng của nhân vật tôi thể hiện quá trình diễn biến của tâm trạng từ ngỡ ngàng → xúc động → xấu hổ đó là sự ăn năn, ân hận của người anh khi đứng trước bức tranh của em gái vẽ về mình. Người anh cảm thấy mình hèn kém ích kỉ trước tấm lòng nhân hậu, bao dung của cô em gái.
+ Người anh im lặng không nói nhưng sự im lặng đó đã “nói” được rất nhiều im lặng cũng là một cách biểu thị thái độ trong hội thoại).
Câu 4. Tục ngữ phương Tây có câu: “Im lặng là vàng” nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết:
Khóc là nhục, rên, hèn, ban, yếu đuối
Và dại khờ là những lũ người câm.
Trên đường đi như những bóng âm thầm,
Nhận đau khổ mà gửi vào im lặng.
Theo em, nhận xét trên đúng trong những trường hợp nào?
Đây là hai thái độ trái ngược nhau trong hội thoại, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể mà chúng ta chọn lựa mỗi thái độ thích hợp.
+ Im lặng là vàng câu tục ngữ này đúng trong trường hợp người tham gia hội thoại nóng nảy, mất bình tĩnh, hoặc người nói thuộc vai dưới không nên tranh cãi hoặc người nói muốn giữ sự tế nhị, lịch sự trong giao tiếp.
Trường hợp trong đoạn thơ của Tố Hữu im lặng để chịu đựng những gian truân khó khăn của cuộc đời, không kêu ca than vãn.
+ Những trường hợp không được phép im lặng: Đó là khi đối diện với sự sai trái, tiêu cực, những hiện tượng bất công trong xã hội, im lặng lúc ấy là sự đồng lõa với tội ác.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan