Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 29: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Giải bài tập Ngữ văn bài 29: Lựa chọn trật tự từ trong câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 29: Lựa chọn trật tự từ trong câu là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Lựa chọn trật tự từ trong câu

(Tiếp theo)

Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Trật tự các từ và cụm từ in đậm dưới dòng sau đây thể hiện mối quan hệ giữa những hoạt động và trạng thái mà chúng biểu thị như thế nào?

+ Những từ in đậm trong câu: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, yêu công việc kháng chiến” được sắp xếp theo trật tự tiếp nối trước sau, khâu này nối tiếp khâu kia, tuần tự các khâu trong việc tuyên truyền vận động quần chúng. Ban đầu phải giải thích cho quần chúng hiểu, sau đó tuyên truyền vận động để mọi người hưởng ứng và khâu cuối cùng là tổ chức lãnh đạo quần chúng thực hiện.

+ Những từ in đậm trong câu: “Trong đó nghe đâu mẹ tôi bán bóng đèn và những phiên chợ chính còn bán cả làng hương nữa” được sắp xếp theo trật tự thứ bậc việc chính nói trước, việc phụ nói sau (bán vàng hương là việc thỉnh thoảng làm thêm, còn công việc chủ yếu hằng ngày là bán bóng đèn).

Câu 2. Vì sao cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu.

+ Ở đoạn a cụm từ ở tù được đặt đầu câu thứ hai bởi vì nó có tác dụng liên kết với câu đứng trước đó, đồng thời có tác dụng nhấn mạnh sự việc.

+ Ở đoạn 6 cụm từ vốn từ vựng ấy được đặt ở đầu câu thứ hai có chức năng liên kết với câu đứng trước nó trong văn bản.

+ Ở đoạn c cụm từ còn một con trâu là một tháng gạo được lặp lại đầu câu thứ hai làm chức năng liên kết câu trong văn bản.

+ Ở đoạn d cụm từ trong mười năm ấy đứng ở vị trí đầu đoạn có tác dụng liên kết với đoạn trên, cụm từ trong sự thắng lợi ấy nhắc lại ý của câu trước đó và có tác dụng liên kết cấu 2 với câu 1.

Câu 3. Phân tích hiệu quả diễn đạt của trật tự từ trong những câu in đậm dưới đây.

- Trật tự các từ in đậm trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và “Lên Tây Bắc” của nhà thơ Tố Hữu sắp xếp theo trật tự vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ, nhằm mục đích nhấn mạnh, tô đậm hình ảnh, tính chất của sự vật hiện tượng.

* Cụ thể:

- Lom khom dưới núi, tiều bài chú → khắc hoạ dáng người thấp nhỏ và trạng thái của các chú tiều phu, diễn tả được vị thế của người miêu tả đứng ở xa và cao.

- Lác đác bên sông, chỉ mấy nhà → sự thưa thớt ít ỏi và sự hiu quạnh của cảnh vật.

- Nhớ nước đau lòng con quốc quốc → nhấn mạnh tâm trạng nhớ thương da diết của cảnh vật và của lòng người.

- Thương nhà mỏi miệng cái gia gia → nhấn mạnh nỗi thương cảm của tiếng chim gia gia tác động vào lòng người.

- Rất đẹp hình ảnh lúc nắng chiều → theo trật tự thông thường thì câu thơ này phải là hình ảnh lúc nắng chiều rất đẹp, đảo trật tự nhằm diễn tả vị thế rất đẹp, đầy ấn tượng của người lính trên đỉnh dốc.

Câu 4. Các câu (a) và (6) sau đây có gì khác nhau? Chọn câu thích hợp điền vào chỗ trống?

a) Tôi thấy một anh Bọ Ngựa trịnh trọng tiến vào.

b) Tôi thấy trịnh trọng bước vào một anh Bọ Ngựa.

+ Cả hai câu trên đều diễn tả hành động “làm bộ làm tịch” của anh Bọ Ngựa, nhưng câu b được khắc hoạ mạnh hơn vì từ trịnh trọng được đảo lên trên.

+ Căn cứ vào văn cảnh câu b là câu thích hợp để ta điền vào ô trống.

Câu 5. Hãy liệt kê các khả năng sắp xếp trật tự từ trong bộ phận câu in đậm. Đối chiếu với dàn ý của bài văn và lí giải tại sao tác giả lựa chọn trật tự như vậy?

+ Những khả năng sắp xếp trật tự từ:

• Cây tre xanh, thuỷ chung, ngay thẳng, nhũn nhặn can đảm.

• Cây tre xanh, can đảm thuỷ chung ngay thẳng, nhũn nhặn.

• Can đảm, ngay thẳng, thuỷ chung, nhũn nhặn, cây tre xanh.

Có thể có rất nhiều cách sắp xếp nữa mà câu văn vẫn có ý nghĩa vì mỗi từ diễn tả một phẩm chất khác nhau của cây tre.

+ Đối chiếu với dàn ý của bài văn ta thấy cách sắp xếp của tác giả là hợp lí nhất bởi vì nó đúc kết được phẩm chất của cây tre theo đúng trình tự hệ thống luận cứ của bài văn.

Câu 6. Viết một đoạn văn ngắn về các đề tài: Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ, lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế và giải thích cách sắp xếp từ trong câu.

+ Đoạn văn: Lợi ích của đi bộ đối với sức khoẻ

- Đi bộ rất có lợi cho sức khoẻ. Đi bộ làm cho khí huyết lưu thông đầu óc trở nên sảng khoái minh mẫn. Nếu chúng ta đi bộ hằng ngày đều đặn, gân cốt sẽ săn chắc hơn và lại tiêu hao bớt đi những năng lượng dư thừa. Đi bộ nhiều sức lực sẽ dẻo dai hơn, giúp ta học tập và lao động tốt hơn.

- Giải thích: Ở câu 2 cụm từ khí huyết lưu thông được đặt lên trước vì đây là cơ sở để dẫn đến đầu óc sảng khoái minh mẫn.

* Đoạn văn: Lợi ích của đi bộ đối với việc mở rộng hiểu biết thực tế

- Đi bộ ta có dịp tiếp xúc trực tiếp với các sự vật cây cỏ, hoa lá chim muông, những thứ mà trước đó ta chỉ thấy trong sách báo hoặc bằng những hình ảnh minh hoạ. Ta có thể tìm hiểu những phong tục tập quán các miền quê mà ta đi qua. Đi bộ gặp những lúc trời nắng như đổ lửa, hay cơn mưa ào lạnh giá sẽ giúp ta hiểu hơn sự dãi nắng dầm mưa vất vả của người lao động trong cuộc mưu sinh.

- Cụm từ: “Trời nắng như đổ lửa” đứng trước cụm từ “hay cơn mưa ào giá lạnh” có tác dụng hài hoà về mặt ngữ âm.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 29: Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 29: Luyện tập đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm