Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo Ngang

Giải bài tập Ngữ văn bài 8: Qua đèo Ngang

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo Ngang được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Qua đèo Ngang

Bà Huyện Thanh Quan

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Bà Huyện Thanh Quan tên thật là Nguyễn Thị Hinh sống ở thế kỉ XIX, quê ở Nghi Tân, Hà Nội, lấy chồng làm tri huyện Thanh Quan (Thái Ninh, Thái Bình) nên gọi là Bà Huyện Thanh Quan Bà là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại ngày xưa.

- Về bài thơ: Với phong cách trang nhã, bài thơ “Qua đèo Ngang” cho thấy cảnh tượng Đèo Ngang thoáng đãng mà heo hút, thấp thoáng có sự sống con người nhưng còn hoang sơ, đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Em hãy nhận dạng về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật dựa trên lời giới thiệu ở chú thích.

Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật:

- Đường luật: Luật thơ có tự đời Đường (618 – 907) ở Trung Quốc.

- Số câu: 8 câu (bát cú).

- Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn).

- Hiệp vần: Ở chữ cuối của câu 1 – 2 – 4 – 6 – 8 tất cả đều vần bằng và một vần duy nhất (còn gọi là độc vận): Tà – hoa – nhà – gia – ta (vần a).

- Phép đối: Trong mỗi bài thơ có 2 cặp câu đối nhau về cả nghĩa lẫn thanh điệu: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo ngang

Câu 2. Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng tác giả?

- Cảnh Đèo Ngang được miêu tả vào thời điểm “xế tà”, lúc chiều tàn của một ngày.

- Thời điểm chiều tà thường gợi lên sự buồn vắng, cô đơn, đặc biệt là đối với những người bộ hành xa quê, thân gái dặm trường như bà lại càng buồn hơn, cô đơn hơn.

Câu 3. Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?

Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người, các từ láy, từ tượng hình.

- Khung cảnh Đèo Ngang:

+ Không gian: Nơi heo hút, vắng vẻ, hoang sơ, cây cối um tùm rậm rạp “cỏ cây chen đá lá chen hóa”. Núi non trùng trùng điệp điệp, biển cả mênh mông tiếp giáp dưới chân núi, khung cảnh hùng vĩ, rộng lớn.

+ Thời gian: Chiều tà, ngày hết => buồn vắng

+ Âm thanh:

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo ngang

- Cuộc sống con người:

+ Tiều vài chú lom khom: Nhỏ bé, ít ỏi

+ Chợ mấy nhà: Thưa thớt, lèo tèo, xiêu vẹo

Câu 4. Hãy nhận xét cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan là một cảnh tượng đẹp, hùng vĩ nhưng hoang sơ, buồn vắng, hiu quạnh, thiếu sự sống của con người.

Câu 5. Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: Mượn cảnh nói tình và trực tiếp như thế nào?

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan được thể hiện qua hai hình thức:

- Mượn cảnh nói tình: Thông qua thời gian và không gian của cảnh, đặc biệt qua hai hình tượng tiếng chim quốc quốc và tiếng chim đa đa.

+ Gia gia – vừa mô phỏng tiếng chim như đồng âm với nó còn có nghĩa là nhà. Nỗi nhớ nhà đang trào dâng trong lòng người nữ sĩ xa quê, trong cảnh chiều hôm người ta tìm về mái ấm gia đình, còn bà lại đang dừng chân chốn hoang sơ hiu quạnh, nhớ nhà là phải lắm.

+ Con quốc quốc – mô phỏng tiếng chim kêu và đồng âm với nó quốc quốc là đất nước, Tổ quốc. Bà là nho sĩ xứ Bắc Hà quặn lòng nhớ về Thăng Long xưa, nhớ về quá khứ của đất nước lúc còn hưng thịnh, lúc triều Nguyễn chưa dời kinh đô vào Huế.

- Trực tiếp tả tình: Thể hiện qua câu cuối của bài thơ:

Một mảnh tình riêng ta với ta “Mảnh tình riêng” đó thật sâu sắc, thấm thía.

Câu 6. Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh “trời, non, nước” bao la ở Đèo Ngang có gì khác với cách nói “Một mảnh tình riêng” trong không gian chật hẹp?

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo ngang

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm hàm nghĩa của cụm từ “ta với ta”.

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

+ Bà Huyện Thanh Quan bước tới đỉnh Đèo Ngang - trên đầu là trời cao lồng lộng, sau lưng núi non trùng điệp, trước mặt là biển cả mênh mông, những không gian to lớn, vô hạn của vũ trụ đối lập với sự hữu hạn, nhỏ bé, mong manh của người phụ nữ.

+ Ta với ta - Niềm cô đơn đi tìm người chia sẻ nhưng lại gặp chính sự cô đơn của mình. Ta ở đây cũng chỉ một người, sự cô đơn đến tuyệt đối. Sau câu thơ là sự trống vắng đến mênh mông.

Nàng giữ nỗi cô đơn kiêu hãnh thế

Cầm chặt cần thơ đứng giữa không gian

(Nguyễn Bùi Vợi)

Câu 2. Học thuộc lòng bài thơ.

IV. Tư liệu tham khảo

Ta có cảm tưởng bài thơ tả cảnh mà không tả cảnh, chỉ mượn cảnh để tả tâm trạng một người nhưng cũng không phải tâm trạng một người. Nó là một tiếng nói của lịch sử, một chứng tích lịch sử, một đoạn đau thương trong trường khúc đau thương của non nước Việt Nam ở giai đoạn lịch sử có tính bi kịch này. Cái bóng xế tà của nhà thơ không chỉ chiếu nghiêng xuống bài thơ mà còn ngả dài xuống lịch sử, xuống số phận nhân dân ta và đất nước ta dưới triều Nguyễn. Bài thơ của một khoảnh khắc mà ai hay lại là một dự báo cho lâu dài.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Bạn đến chơi nhà

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm