Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Bạn đến chơi nhà

Giải bài tập Ngữ văn bài 8: Bạn đến chơi nhà

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Bạn đến chơi nhà được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Bạn đến chơi nhà

I. Kiến thức cơ bản

- Về tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) lúc nhỏ tên là Thắng, quê ở Bình Lục, Hà Nam. Nhà nghèo, thông minh, học giỏi, sau đó đi thi đỗ đầu cả ba kì: Hương, Hội, Đình, do đó có tên là Tam Nguyên Yên Đổ. Nguyễn Khuyến làm quan được 10 năm đến lúc thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Bộ, ông cáo quan về ở ẩn.

- Về bài thơ: Bài thơ dựng lên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà và tình huống đó là cái cớ để bộc lộ một tình bạn đậm đà, thắm thiết.

Giọng thơ hóm hỉnh, sâu sắc, ngôn ngữ hình ảnh giản dị, gần gũi với đời sống nhân dân.

II. Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản

Câu 1. Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Bài thơ Bạn đến chơi nhà được làm bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, có đặc điểm:

- Số câu: 8 câu (bát cú)

- Số chữ: 7 chữ trong mỗi dòng thơ (thất ngôn)

- Hiệp vần: Chữ cuối của các dòng 1 – 2 – 4 – 6 – 8: nhà – xa – gà – hoa – ta (vần a)

- Phép đối: câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6.

Câu 2a. Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi bạn thế nào khi bạn đến chơi nhà?

Đã bấy lâu nay bác tới nhà

Căn cứ vào nội dung câu thơ thì nhà thơ phải làm một bữa tiệc thật thịnh soạn, thật long trọng để tiếp đãi bạn vì những lí do sau:

- Đây là người bạn tri âm thân thiết mà nhà thơ yêu quý trân trọng qua cách xưng hô “bác” chứ không phải là một người khách tình cờ ghé chơi.

- Thứ nữa, người bạn này lâu lắm rồi “Đã bấy lâu nay” Nguyễn Khuyến mới có dịp gặp lại.

- Lúc này hẳn Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn, bạn vẫn tới thăm lại càng quý hơn, hơn nữa điều kiện và phương tiện đi lại ngày xưa thật không dễ một chút nào, bạn đến chơi nhà là một sự kiện, một niềm vui lớn.

Câu 2b: Qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi cố tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

- Bạn đến chơi nhà là một niềm vui lớn, phải chuẩn bị tiệc để thết đãi bạn, bày tỏ tình cảm. Đó là dự định, thiện ý của chủ nhà. Nhưng thực tế lại dường như cố tình trêu ngươi, chủ nhà bị rơi vào cảnh huống oái oăm “lực bất tòng tâm”, 6 câu tiếp theo nói về cảnh huống đó.

- Hoàn cảnh thiếu thốn: Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: Trẻ đi vắng, chợ lại xa. Các thứ trong nhà xem ra rất phong phú nhưng lại đang còn ở dạng tiềm năng: Có cá, có gà nhưng không bắt được, cải chửa ra cây, cà đang còn nụ, mướp đang còn hoa, bầu còn non quá, ngay cả “miếng trầu là đầu câu chuyện” thứ tối thiểu để tiếp khách cũng không có nốt gần như là một cuộc tổng duyệt các thứ sản vật có trong nhà” từ lớn đến nhỏ => Đây cũng là một cách nói rất khéo, rất sang về cái nghèo, thiếu.

- Dụng ý của tác giả: Sự không có của tác giả đẩy đến cao trào nhằm mục đích tạo ra đòn bẩy nghệ thuật để làm thăng hoa tình bạn cao đẹp ở câu cuối.

Câu 2c. Câu thơ thứ tám cà riêng cụm từ “ta với ta” nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ

- Vị trí của câu thứ tám: Dồn chứa giá trị tư tưởng của bài thơ, tất cả những cái không của 6 câu thơ trước đó nhằm mục đích để khẳng định một cái có ở câu thơ này: Có một tình bạn cao đẹp vượt lên mọi thứ vật chất đời thường.

- Cụm từ “ta với ta” thể hiện sự hòa hợp giữa hai con người, giữa hai tâm hồn, như một âm thanh vút lên cao của bản nhạc tình bạn.

Câu 2d. Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài “Bạn đến chơi nhà”.

Đó là một tình bạn thiêng liêng cao đẹp, đậm đà, thắm thiết, vượt lên trên những vật chất đời thường, hiểu và thương cảm cho nhau.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1a. Ngôn ngữ ở bài “Bạn đến chơi nhà” có khác gì mới ngôn ngữ ở đoạn thơ “Sau phút chia li” đã học?

- Khác nhau:

Sau phút chia li

Bạn đến chơi nhà

+ Ngôn ngữ điêu luyện, bóng bẩy, tinh tế.

+ Các địa danh được dùng theo bút pháp ước lệ tượng trưng của thơ văn trung đại, xa lạ chứ không phải ở Việt Nam.

+ Ngôn ngữ giản dị, thuần Việt.

+ Mang đậm đời sống thân quê, lời thơ Đường luật mà như lời nói thường.

+ Sự vật đưa vào thơ gần gũi, quen thuộc.

- Giống nhau: Cả hai đều ngắn gọn hàm xúc, có giá trị nghệ thuật cao.

Câu 1b. So sánh cụm từ “ta với ta” trong bài “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang”.

“Ta với ta” trong bài “Qua Đèo Ngang”

+ Dùng để chỉ một người

+ Nói về cái buồn cô đơn thầm kín, buồn lặng không

+ Nói về cái buồn cô đơn thầm kín, buồn lặng không chia sẻ

“Ta với ta” trong “Bạn đến chơi nhà”

+ Dùng để chỉ hai người: Nguyễn Khuyến và bạn của ông

+ Niềm vui về sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, sự chia sẻ chia thông cảm, sự tri kỉ tri âm của tình bạn

IV. Tư liệu tham khảo

Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xòa bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dùng từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Qua đèo ngang

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Chữa lỗi về quan hệ từ

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 8: Viết bài tập làm văn số 2 - Văn biểu cảm

Đánh giá bài viết
3 615
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm