Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Bạn đến chơi nhà ngắn gọn

Soạn Văn 7: Bạn đến chơi nhà do Nguyễn Khuyến sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo để hiểu rõ về tình huống không có gì để tiếp bạn, nhưng vẫn thể hiện được tình bạn đậm đà thắm thiết để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Nội dung bài thơ Bạn đến chơi nhà

Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.

Nguyễn Khuyến

Đọc - hiểu văn bản

Câu 1 trang 105 Ngữ văn 7 tập 1

Bài Bạn đến chơi nhà thuộc thể thơ gì? Vì sao?

Xem đáp án

- Bài thơ thuộc thể thơ thất ngôn bát cú đường luật

- Vì bài thơ:

  • Gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng
  • Gieo vần cuối các câu 1-2-4-6-8
  • Dùng phép đối giữa câu 3-4, 5-6

Câu 2 trang 105 Ngữ văn 7 tập 1

Bài thơ được lập ý bằng cách dựng nên tình huống hoàn toàn không có gì để tiếp bạn rồi kết lại một câu "Bác đến chơi đây ta với ta!" nhưng thể hiện được tình bạn đậm đà, thắm thiết. 

Em có tán thành ý kiến trên không? Nếu không cho biết lý do. Nếu có thì hãy làm rõ bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

a) Theo nội dung của câu thứ nhất, đúng ra Nguyễn Khuyến phải tiếp đãi như thế nào khi bạn đến chơi nhà? 

b) Nhưng qua sáu câu thơ tiếp theo thì hoàn cảnh của Nguyễn Khuyến lại là thế nào? Tác giả có dụng ý gì khi tạo ra một tình huống đặc biệt như thế?

c) Câu thơ thứ tám và cụm từ "ta với ta" nói lên điều gì? Câu thơ này có vai trò khẳng định điều gì về tình bạn của nhà thơ.

d) Nhận xét chung về tình bạn của Nguyễn Khuyến trong bài thơ Bạn đến chơi nhà. 

a) Theo câu thứ nhất, đúng ra tác giả nên tiếp đãi bạn thật chu đáo, tử tế.

b) Sáu câu tiếp cho thấy hoàn cảnh “có sẵn mọi thứ nhưng hóa ra lại không có thứ gì”. Vật chất không có, chỉ có cái tình cái nghĩa để tiếp bạn. Tình huống vừa đùa vui vừa tôn được cái quan trọng nhất – tình nghĩa.

c) Câu thơ cuối và riêng cụm từ “ta với ta” là giá trị tư tưởng của bài thơ, nó khẳng định tình bạn chân thực, tri âm tri kỉ không quan trọng vật chất, lễ nghĩa.

d) Tình bạn của Nguyễn Khuyến rất chân thật, rất quan tâm khi nhà thơ biết lo nghĩ mọi thứ, đặc biệt là rất trọng tình cảm.

Luyện tập

Câu 1* trang 106 Ngữ văn 7 tập 1

a*) Ngôn ngữ ở bài Bạn đến chơi nhà có gì khác so với đoạn thơ Sau phút chia li đã học?

b) So sánh cụm từ "ta với ta" trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến với cụm từ "ta với ta" trong bài Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan.

Xem đáp án

a*)

- Ngôn ngữ của bài Bạn đến chơi nhà: là ngôn ngữ đời thường mộc mạc, đùa vui hóm hỉnh và mang đậm tính thuần Việt

- Ngôn ngữ của đoạn thơ Sau phút chia li: là ngôn ngữ Hán Việt, mang tính chất buồn sầu, ước lệ

b) Cụm từ “Ta với ta” trong :

- Bạn đến chơi nhà chỉ 2 người (nhà thơ và người bạn) thể hiện sự hòa hợp giữa hai tâm hồn, hai người bạn.

- Qua Đèo Ngang chỉ một mình nhà thơ giữa khung cảnh rộng lớn, tăng lên nỗi buồn và cô đơn.

Câu 2 trang 106 Ngữ văn 7 tập 1

Học thuộc lòng bài thơ Bạn đến chơi nhà.

Bố cục bài thơ Bạn đến chơi nhà

- Câu đầu: Cảm xúc khi bạn đến

- 6 câu tiếp: Hoàn cảnh nhà thơ khi bạn đến chơi

- Câu cuối: Tình cảm thắm thiết với bạn

----------------------------------------------------------

Dưới đây là bài soạn Bạn đến chơi nhà bản đầy đủ nếu bạn muốn xem hãy kích vào đây Soạn văn 7: Bạn đến chơi nhà. Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
106
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm