Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn gọn

Soạn Văn 7: Qua Đèo Ngang do Bà huyện Thanh Quan sáng tác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh tham khảo. Bài soạn văn mẫu Qua đèo Ngang nhằm giúp các bạn hiểu rõ về cảnh đẹp thiên nhiên của Đèo Ngang được thể hiện qua ngòi bút của tác giả để chuẩn bị tốt cho bài giảng của học kì mới sắp tới đây của mình.

Nội dung bài thơ Qua Đèo Ngang

Qua Đèo Ngang

Bước tới Đèo Ngang(1) bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều(2) vài chú
Lác đác bên sông, chợ(3) mấy nhà
Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc(4)
Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia(5)
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước
Một mảnh tình riêng, ta với ta.

Bà Huyện Thanh Quan

Chú thích:

(1) Đèo Ngang: thuộc dãy núi Hoành Sơn, là một nhánh của dãy núi Trường Sơn, chạy thẳng ra biển, phân chia địa giới của hai tỉnh là Quảng Bình và Hà Tĩnh.

(2) tiều: người chuyên nghề đốn củi

(3) chợ: có người cho rằng là "rợ" chứ không phải "chợ", vì Đèo Ngang là nơi rừng núi heo hút, không đông dân cư thì làm sao có họp chợ

(4) con cuốc cuốc: chim đỗ quyên

(5) cái gia gia: chim đa đa (còn gọi là gà gô)

Bố cục bài Qua Đèo Ngang:

Chia thành 4 phần: đề - thực - luận - kết:

  • 2 câu đề: Cái nhìn chung về cảnh vật
  • 2 câu thực: Miêu tả cuộc sống con người
  • 2 câu luận: Tâm trạng tác giả
  • 2 câu kết: Nỗi cô đơn lên cao

Đọc - hiểu văn bản Qua Đèo Ngang

Câu 1 trang 103 Ngữ văn 7 tập 1

Căn cứ vào lời giới thiệu bước về thơ thất ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3 với câu 4, câu 5 với câu 6.

Xem đáp án:

Bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật:

- Gồm 8 câu, mỗi câu 7 tiếng.

- Vần gieo cuối câu 1,2,4,6,8

- Phép đối:

  • Câu 3-4 (lom khom dưới núi – lác đác bên sông; tiều vài chú – chợ mấy nhà)
  • Câu 5-6 (nhớ nước đau lòng – thương nhà mỏi miệng, con quốc quốc – cái gia gia)

Câu 2 trang 103 Ngữ văn 7 tập 1

Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả.

Xem đáp án:
  • Cảnh tượng được miêu tả lúc chiều tà.
  • Lợi thế: đây là thời điểm dễ gợi lên nỗi buồn, cô đơn, khát vọng đoàn tụ gia đình

Câu 3 trang 103 Ngữ văn 7 tập 1

Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Chú ý đến không gian, thời gian, cảnh vật, âm thanh, cuộc sống con người; các từ láy: lác đác, lom khom; các từ tượng thanh quốc quốc, gia gia.

Xem đáp án:
  • Cảnh Đèo Ngang được miêu tả với không gian “xế tà”, cây cỏ, hoa lá, nhà cửa, con người vắng vẻ, tiếng kêu các loài chim gợi ra sự khắc khoải.
  • Các từ láy, tượng thanh càng gợi lên cảm giác hoang vắng, quạnh hiu.

Câu 4 trang 103 Ngữ văn 7 tập 1 

Hãy nhận xét về cảnh tượng Đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.

Xem đáp án:
Cảnh Đèo Ngang um tùm cây cỏ, hoang vắng, thưa thớt, con người, gợi buồn.

Câu 5 trang 103 Ngữ văn 7 tập 1

Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?

Xem đáp án:

Tâm trạng Bà Huyện Thanh Quan:

  • Mượn cảnh nói tình: Mượn hình ảnh hoang vắng, thưa thớt con người nói lên nỗi quạnh hiu, mượn tiếng kêu mang âm vọng đất nước, gia đình để thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ nước.
  • Trực tiếp tả tình: “Một mảnh tình riêng, ta với ta” – cô đơn, buồn.

Câu 6 trang 104 Ngữ văn 7 tập 1

Nói đến một mảnh tình riêng giữa cảnh trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang có gì khác so với cách nói một mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp?

Xem đáp án:
Không gian càng rộng, sự cô đơn, trống trải càng đậm nét, hình ảnh con người càng nhỏ bé, nỗi cô đơn càng nhân lên.

Luyện tập

Câu 1 trang 104 Ngữ văn 7 tập 1

Tìm hàm nghĩa của cụm từ "ta với ta".

Xem đáp án:
Cụm từ ta với ta: Hai chữ “ta” trong cụm từ đều chỉ chính nhà thơ, nỗi cô đơn tìm người chia sẻ giữa trời đất mênh mông lại gặp chính nỗi cô đơn của mình, không ai cùng chia sẻ.

Câu 2 trang 104 Ngữ văn 7 tập 1

Học thuộc lòng bài thơ Qua Đèo Ngang.

----------------------------------------------------------------------

>> Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan: Soạn bài Qua đèo Ngang (chi tiết)

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Soạn bài Qua đèo Ngang ngắn gọn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hay và hữu ích giúp các em học sinh ghi nhớ kiến thức bài học tốt hơn. Chúc các em học tốt.

Ngoài đề cương ôn tập chúng tôi còn sưu tập rất nhiều tài liệu học kì 1 lớp 7 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Hóa, Sinh. Hy vọng rằng tài liệu lớp 7 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chuyên mục Soạn văn 7 ngắn gọn được giới thiệu trên VnDoc bao gồm đáp án và hướng dẫn giải cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 7. Lời giải được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, giúp các em học sinh ghi nhớ bài học một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúc các em học tốt.

Tài liệu tham khảo:

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
142
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 KNTT siêu ngắn

    Xem thêm