Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 7: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
Giải bài tập Ngữ văn bài 7: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 7: Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 1 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 6: Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 6: Đặc điểm của văn bản biểu cảm
Luyện tập cách làm bài văn biểu cảm
I. Chuẩn bị
1. Đề bài: Loài cây em yêu.
Em có thể lựa chọn loài cây theo nhóm nhưng phải là loài cây em thích, và gần gũi với em
+ cây ăn quả
+ cây bóng mát
+ cây cảnh
2. Tìm hiểu đề và tìm ý:
- Đối tượng mà em miêu tả biểu cảm là loại cây nào?
- Tìm những lí do để trả lời tại sao em lại yêu loại cây đó.
Lập dàn ý:
* Mở bài: Giới thiệu về loài cây mà em yêu thích: Vị trí, hoàn cảnh, tên gọi.
* Thân bài:
- Đặc điểm riêng biệt của cây.
- Sự gắn bó của cây với cuộc sống.
* Kết bài: Tình cảm của em.
3. Viết đoạn văn: Mở bài – Thân bài - Kết bài
Liên kết các đoạn thành bài văn hoàn chỉnh
II. Bài tham khảo
Cây gạo
Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, cành nặng trĩu những hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Lũ chim no mồi vào đâu cũng kiếm được những con sâu xám béo nhũn hoặc những anh chị bọ gạo mình cũng đỏ như hoa.
Chỉ cần một làn gió nhẹ hay một đôi chim mới đến, là có ngay mấy bông hoa gạo lìa cành. Những bông hoa rơi từ trên cao, đài hoa nặng chúi xuống nhưng cánh hoa đỏ rực quay tít như chong chóng nom thật đẹp.
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát trầm tư; cây đứng im cao lớn, hiền lành, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con trở về thăm quê mẹ.
Ngày tháng đi thật chậm mà cũng thật nhanh. Những bông hoa gạo đỏ ngày nào nay đã trở thành những quả gạo múp míp, hai đầu thon vút như con thoi. Sợi bông trong quả đầy dần dày lên; những mảnh vỏ tách ra cho các múi bông nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười trắng lóa. Cây gạo như treo rung rinh hàng ngàn nồi cơm gạo mới.
Đã sẵn sàng cả rồi. Cơn giống như được báo trước rào rào kéo đến. Ngàn vạn gạo reo lên, múa lên. Chúng chào anh em của chúng lên đường: Từng hạt từng hạt một, những bông gạo bay tung vào trong gió, trắng xóa như tuyết mịn, tới tấp bay đi khắp hướng.
Cây gạo rất thảo rất hiền, cứ đứng đó mà hát lên trong gió, đóng góp với bốn phương kết quả dòng nhựa quý của mình. Cơn giông tan, gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn sinh lực và sức trẻ vô tận. Mùa đông, cây chỉ còn những cành trơ trụi, nom như cằn cỗi. Nhưng không, dòng nhựa trẻ đang rạo rực khắp thân cây. Xuân đến, ngay lập tức cây gạo già lại trổ lộc, nảy hoa, lại gọi chim chóc tới cành đầy tiếng hót và màu đỏ thắm, rồi đến ngày đến tháng, cây lại nhờ gió phân phát đi khắp chốn những múi bông trắng mướt nuột nà.
(Theo Vũ Tú Nam - Trích Cây gạo)
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan