Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần làm văn

Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Ôn tập phần làm văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần làm văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Ôn tập phần làm văn

I. Về văn biểu cảm

Câu 1. Tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong “Ngữ văn 7”, tập một (Văn xuôi).

1. Cổng trường mở ra của Lý Lan.

2. Mẹ tôi của Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi.

3. Một thứ quà của lúa non: Cốm của Thạch Lam.

4. Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương.

5. Mùa xuân của tôi của Vũ Bằng.

Trong các bài văn biểu cảm trên, mỗi bài có một vẻ đẹp khác nhau, tuỳ mỗi em có sự lựa chọn theo sở thích của riêng mình.

Câu 2. Đặc điểm của văn biểu cảm.

+ Mỗi bài văn biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm chủ yếu.

+ Để biểu đạt tình cảm ấy, người viết có thể chọn một hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng ẩn dụ để gởi gắm tình cảm, tư tưởng hoặc biểu đạt bằng cách thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm cảm xúc trong lòng.

+ Bài văn biểu cảm cần phải có bố cục ba phần như những bài văn khác.

+ Tình cảm trong bài văn phải rõ ràng trong sáng, chân thực thì bài văn biểu cảm mới có giá trị.

Câu 3+4. Vai trò của yếu tố miêu tả và tự sự trong căn biểu cảm.

+ Tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm xúc, tình cảm với đối tượng đề cập đến.

+ Nếu không có tự sự và miêu tả thì tình cảm, và cảm xúc của người viết sẽ mơ hồ, thiếu cụ thể.

Câu 5. Đặc điểm của ngôn ngữ biểu cảm.

+ Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng tất cả các biện pháp tu từ để làm nên yếu tố tạo hình, tạo cảm xúc.

+ Ngôn ngữ biểu cảm rất gần với thơ có tính trữ tình cao.

Câu 7. Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống.

Nội dung văn biểu cảm

Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, đánh giá về con người và thế giới xung quanh

Mục đích biểu cảm

Khêu gợi lòng đồng cảm với mọi người

Phương tiện biểu cảm

Trực tiếp và gián tiếp

Câu 8. Nội dung khái quát bố cục trong văn biểu cảm

Mở bài

Giới thiệu đối tượng

Thân bài

Miêu tả, trình bày về đối tượng biểu cảm

Kết bài

Cảm xúc của bản thân

II. Về văn nghị luận

Câu 1. Tên các bài văn nghị luận đã học ở “Ngữ văn 7”, tập hai.

1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta của Hồ Chí Minh.

2. Sự giàu đẹp của tiếng Việt của Đặng Thai Mai.

3. Đức tính giản dị của Bác Hồ của Phạm Văn Đồng.

4. Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh.

Câu 2. Các dạng mà văn nghị luận thường xuất hiện ở trong đời sống trên báo chí, sách giáo khoa.

Bàn luận về một hiện tượng nào đó của đời sống: ăn mặc, lối sống, đạo đức, giáo dục, đèn giao thông, mở trường học mới, đổi mới cách dạy học, lập lại trật tự giao thông cho thành phố...

Câu 3+4. Yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận.

+ Yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận là phải có luận điểm luận cứ, và lập luận.

+ Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định hay phủ định, luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất tất cả các đoạn văn thành một khối,

+ Các câu sau đây đều là luận điểm bởi vì đều nêu lên một tư tưởng, quan điểm.

a) Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn.

b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh.

Câu 5. Luận điểm, dẫn chứng và lập luận trong văn chứng minh.

+ Nói rằng văn chứng minh chỉ cần nêu lên luận điểm và dẫn chứng là xong, điều đó là hoàn toàn không đúng – Bởi vì bài văn sẽ hết sức rời rạc, thiếu sự thuyết phục.

+ Để làm văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng phải biết cách lập luận hợp lí, khoa học.

+ Chất lượng của dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Câu 6. Sự khác nhau giữa cách làm một đề văn giải thích và đề văn chứng minh.

Đề 1: Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Đề 2: Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Cùng một nội dung nghị luận nhưng hai đề này khác nhau về mục đích và cách thức.

Giải thích: Dùng nhiều lí lẽ mục đích giúp cho người đọc hiểu được vấn đề.

Chứng minh: Dùng nhiều dẫn chứng - mục đích để cho người đọc tin vào vấn đề là đúng.

Câu 5. Luận điểm, dẫn chứng và lập luận trong văn chứng minh.

+ Nói rằng văn chứng minh chỉ cần nêu lên luận điểm và dẫn chứng là xong, điều đó là hoàn toàn không đúng – Bởi vì bài văn sẽ hết sức rời rạc, thiếu sự thuyết phục.

+ Để làm văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng phải biết cách lập luận hợp lí, khoa học.

+ Chất lượng của dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực, phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.

Câu 6. Sự khác nhau giữa cách làm một đề văn giải thích và đề văn chứng minh.

Đề 1: Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Đề 2: Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Cùng một nội dung nghị luận nhưng hai đề này khác nhau về mục đích và cách thức.

Giải thích: Dùng nhiều lí lẽ mục đích giúp cho người đọc hiểu được vấn đề.

Chứng minh: Dùng nhiều dẫn chứng - mục đích để cho người đọc tin vào vấn đề là đúng.

Mời các em tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Văn bản báo cáo

Đánh giá bài viết
2 823
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm