Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 27: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Bài 27: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 27: Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề

I. Chuẩn bị ở nhà

Lập dàn bài cho một trong các đề văn sau và chuẩn bị phát biểu miệng.

Đề 1. Trường em tổ chức một cuộc thi giải thích tục ngữ. Để tham dự cuộc thi đó, em hãy tìm và giải thích một câu tục ngữ mà em tâm đắc.

Đề 2. Vì sao những tấn trò mà Va-ren bày ra với Phan Bội Châu lại được Nguyễn Ái Quốc gọi là những trò lố.

Đề 3. Vì sao Phạm Duy Tốn lại đặt nhan đề “Sống chết mặc bay” cho truyện ngắn của mình.

Đề 4. Em thích đọc loại sách gì? Hãy giải thích tại sao em thích đọc loại sách ấy.

II. Một số đoạn văn tham khảo

Đoạn 1.

Thương người như thể thương thân [..]

[...] Thế nào thương thân? Thương thân là thương mình, xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh khó khăn hoạn nạn, đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc không ai giúp đỡ.

Lẽ tự nhiên ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ, không quan tâm đến người khác. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hai người rất đáng bị lên án.

Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta: Là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta như thế nào thì hãy chia sẻ cảm thông thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua ốm đau bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót cảm thông, giúp đỡ quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.

Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả không phải là chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.

Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc, gia đình có cha con, vợ chồng, anh em... đó chính là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều đó nên ông bà ta đã dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời ru êm dịu bên nói:

Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đàn.

(Theo Trần Thị Thìn - Chuyên đề văn trung học cơ sở lớp 7 tập II)

Đoạn 2.

Chung lưng đấu cật

Chung lưng đấu cật có nghĩa là “cùng góp sức và dựa vào nhau trước những khó khăn chung (Hoàng Phê, Từ điển tiếng Việt).

Ví dụ:

“Hơn bốn mươi năm trước, dân Sa Ngoại đã chung lưng đấu cật, bòn vét từng bát gạo đồng xu hàng trăm công phục dịch mấy tháng trời mới xây dựng nên công trình ấy” (Chu Văn, Bão biển).

Chung lưng đấu cật là một cách nói về truyền thống đoàn kết của nhân dân ta. Nó biểu thị sự hợp tác giữa một tập thể để chống chọi, vượt qua và chiến thắng khó khăn, để tìm đến một mục đích chung cao đẹp.

Ví dụ:

“Nhưng đâu phải chỉ có tài năng mà còn cần cả sự đoàn kết, tương thân tương ái, chung lưng đấu cật gỡ mối khó khăn, tìm ra cách làm của mình” (Báo Đại đoàn kết, số 381977).

Thành ngữ trên còn một số biến thể khác như chung lưng đấu sức, chung lưng góp sức và các thành ngữ đồng nghĩa như: Chung sức chung lòng, kề vai sát cánh...

“Điều quan trọng là vợ chồng phải chung lưng đấu sức với nhau, làm thế nào cho được sống” (Nam Cao, Sống mòn).

(Theo Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ)

Đi một ngày đàng, Học một sàng khôn [...]

Ở câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn, xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Chỉ có từ đàng là hơn khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam, nghĩa là đường. Vế thứ nhất đi một ngày đàng toát lên ý có sự ra đi trong một khoảng thời gian không gian nhất định dù là ngắn. Đây là tiền đề, là cơ sở tạo nên kết quả học một sàng khôn. Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, đi một ngày đàng thì vế thứ hai học một sàng khôn hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, rộng và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đo, đong và đếm bằng sáng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa đàng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy học một sàng khôn là học được nhiều cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.

Câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn còn có một dạng thức nữa là Đi một quãng đàng học một sàng khôn. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hoá việc đi lại bằng không gian (quãng đàng) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phương hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

(Theo Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ)

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 27: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu: Luyện tập (tiếp theo)

Luyện nói: Bài văn giải thích một vấn đề trang 98 SGK Ngữ văn 7

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm