Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Bài 25: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích

I. Kiến thức cơ bản

- Trong đời sống, giải thích là làm cho hiểu rõ những điều chưa biết trong một lĩnh vực.

- Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người ta đọc hiểu rõ tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ... cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

- Người ta thường giải thích bằng các cách: Nêu định nghĩa, kể ra các biểu hiện, so sánh, đối chiếu với các hiện tượng khác, chỉ ra các mặt lợi, hại, nguyên nhân, hậu quả, cách đề phòng hay noi theo,... của hiện tượng hoặc vấn đề được giải thích.

- Bài văn giải thích phải có mạch lạc, lớp lang, ngôn từ trong sáng, dễ hiểu. Không nên dùng những điều không ai hiểu để giải thích những điều người ta chưa hiểu.

- Muốn làm được bài văn giải thích tốt, phải học nhiều, đọc nhiều, vận dụng tổng hợp các thao tác giải thích phù hợp.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

a) Bài văn giải thích về vấn đề khiêm tốn của con người, đó là một đức tính mà tất cả mọi người đều nên có.

Cách giải thích: Dùng rất nhiều lí lẽ, hầu như không có dẫn chứng.

- Mở bài: Khiêm tốn là bản tính căn bản của con người.

- Thân bài: Gồm có hai luận cứ.

Luận cứ 1: Định nghĩa thế nào là khiêm tốn, những biểu hiện của khiêm tốn.

Luận cứ 2: Lí giải tại sao con người phải khiêm tốn.

b) Chọn và ghi vào sổ những câu định nghĩa:

- Lòng khiêm tốn có thể được coi là bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi sự vật.

- Điều quan trọng của khiêm tốn là chính nó đã tự nâng cao giá trị cá nhân con người trong xã hội.

- Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết sống theo thời và biết nhìn xa.

- Vậy khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng không ngừng học hỏi.

– Đó chính là cách giải thích của tác giả, giải thích bằng định nghĩa.

c) Cách liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn, cách đối lập người khiêm tốn và kẻ không khiêm tốn cũng là cách giải thích.

- Đó là thao tác so sánh, đối chiếu giúp người nghe nhận thức vấn đề một cách sâu sắc.

- Ở bài này tác giả chủ yếu liệt kê các biểu hiện của khiêm tốn đó là:

+ Người khiêm tốn hay tự cho mình là kém cỏi, còn phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm.

+ Không bao giờ chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn tìm cách để học, để hỏi thêm nữa.

+ Con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công cá nhân mình.

d) Việc chỉ ra cái lợi của khiêm tốn, cái hại của không khiêm tốn và nguyên nhân của thói không khiêm tốn đây cũng là cách giải thích sâu và cặn kẽ hơn về lòng khiêm tốn, làm cho người đọc thấm thía vấn đề, tăng sức thuyết phục.

Từ bốn câu hỏi trên ta hiểu lập luận giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất quan hệ, ... Câu được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cho con người.

III. Hướng dẫn luyện tập

Đọc bài văn sau, cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài.

(Cách làm giống như bài Lòng khiêm tốn)

- Bài văn giải thích về lòng nhân đạo của con người điều này đã có ngay ở tiêu đề, đó là điều mà tất cả mọi người cần phải phát huy.

- Cách giải thích: Kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng.

+ Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo.

+ Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.

+ Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.

- Những câu định nghĩa về lòng nhân đạo:

+ Lòng nhân đạo là lòng biết thương người.

+ Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.

- Phần dẫn chứng trong bài này chiếm vị trí khá quan trọng (nguyên cả phần thân bài) nhằm giúp người đọc hiểu một cách cụ thể, rõ ràng.

- Ngoài giải thích vấn đề bằng lí lẽ của mình, tác giả còn nêu dẫn ý kiến của Thánh Găng-đi. Ý kiến này làm tăng hiệu quả nghệ thuật của bài văn.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Ôn tập văn nghị luận

Đánh giá bài viết
1 194
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm