Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Ôn tập văn nghị luận
Giải bài tập Ngữ văn bài 25: Ôn tập văn nghị luận
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Ôn tập văn nghị luận được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Luyện tập viết một đoạn văn chứng minh
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động
Ôn tập văn nghị luận
I. Kiến thức cơ bản
• Nghị luận là một hình thức hoạt động ngôn ngữ phổ biến trong đời sống và giao tiếp của con người để nêu ý kiến, đánh giá, nhận xét, bàn luận về các hiện tượng, sự vật, vấn đề xã hội, tác phẩm nghệ thuật, hay về ý kiến của người khác.
• Văn nghị luận phân biệt với các thể loại tự sự, trữ tình chủ yếu chỗ nghị luận dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận nhằm thuyết phục nhận thức của người đọc.
• Bài văn nghị luận nào cũng có đối tượng (hay đề tài) nghị luận, các luận điểm, luận cứ và lập luận. Các phương pháp lập luận chính thường gặp là: chứng minh, giải thích.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Câu 1. Đọc lại các bài văn nghị luận đã học (Bài 20, 21, 22, 23, 24)
Câu 2. Nêu tóm tắt những nét đặc sắc nghệ thuật của mỗi bài nghị luận đã học.
+ Bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta: Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, mạch lạc, dẫn chứng cụ thể, phong phú, giàu sức thuyết phục. Bài văn là mẫu mực của văn nghị luận.
+ Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt: Bố cục mạch lạc, rõ ràng; lí lẽ, chứng cứ chặt chẽ, toàn diện. Bài văn đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt.
+ Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ: Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng. Bài văn vừa có những chứng cứ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thắm đượm tình cảm chân thành.
+ Bài Ý nghĩa của văn chương: Kết hợp nhiều phương pháp lập luận, giải thích, chứng minh, bình luận và lối văn nghị luận vừa có lí lẽ, vừa có cảm xúc và hình ảnh.
Câu 3. Trong Chương trình Ngữ văn lớp 6 và 7, em đã học nhiều bài thuộc thể truyện, kí và thơ trữ tình, tuỳ bút. Bảng liệt kê dưới đây liệt kê các yếu tố có trong các văn bản tự sự, trữ tình và nghị luận, hãy chọn trong cột bên phải những yếu tố có trong mỗi thể loại ở cột bên trái rồi ghi vào vở.
Hướng dẫn:
+ Sự khác nhau giữa nghị luận và thể loại trữ tình, tự sự:
Nghị luận Chủ yếu dùng lí lẽ, dẫn chứng và bằng cách lập luận (sắp xếp các luận điểm, luận cứ) nhằm thuyết phục nhận thức người đọc | Trữ tình, tự sự Chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kể chuyện, biểu cảm nhằm tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật với nhiều dạng thức khác nhau |
+ Những câu tục ngữ trong Bài 18, 19 đều có thể coi là những văn bản, đó là luận điểm, luận cứ và lập luận.
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 25: Dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu