Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Câu đặc biệt
Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh
I. Kiến thức cơ bản
- Trong đời sống, người ta thường dùng sự thật (chứng cớ xác thực) để chứng tỏ một điều gì đó là đáng tin.
- Trong văn nghị luận, chứng minh là một phép lập luận dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm mới (cần được chứng minh) là đáng tin cậy.
- Các lí lẽ, bằng chứng dùng trong phép lập luận chứng minh phải được lựa chọn, thẩm tra, phân tích thì mới có sức thuyết phục.
II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học
Mục đích và phương pháp chứng minh
Câu 1. Trong đời sống người ta cần chứng minh khi muốn làm cho ai đó tin điều mình nói là đúng, là có thực. Khi cần chứng minh cho ai đó tin rằng lời nói của mình là thực thì ta dùng nhân chứng cụ thể.
Vậy chứng minh là dùng sự thật (chứng cớ xác thực) để chứng tỏ điều gì đó là đáng tin.
Câu 2. Trong văn nghị luận, khi không được sử dụng nhân chứng, vật chứng, chỉ được sử dụng lời văn để chứng tỏ một ý kiến là đúng thì người ta phải dùng lập luận, lí lẽ là những bằng chứng xác thực đã được kiểm chứng thừa nhận để chứng minh điều mình nói là đáng tin cậy.
Câu 3. Trả lời câu hỏi của bài nghị luận "Đừng sợ vấp ngã".
a) Luận điểm cơ bản của bài văn ở ngay tiêu đề: Đừng sợ vấp ngã.
+ Những câu mang luận điểm đó.
- “Đã bao lần bạn vấp ngã mà bạn không hề nhớ.”
- “Xin bạn chớ lo sợ thất bại.”
b) Cách lập luận của bài văn.
+ Để chứng ninh cho ý kiến đừng sợ vấp ngã, bài văn đã nêu ra những ý sau đây:
- Vấp ngã là chuyện bình thường, trong cuộc sống ai cũng đã từng vấp ngã.
- Những người nổi tiếng cũng đã từng vấp ngã và họ đã đứng dậy rất thành công (nêu ra năm dẫn chứng).
- Điều đáng sợ không phải là vấp ngã mà là sự thiếu cố gắng => Cách lập luận rất chặt chẽ, đầy sức thuyết phục.
+ Các dẫn chứng được đưa ra đều là các danh nhân nổi tiếng mà ai cũng biết, và những sự thật đó ai cũng phải công nhận - năm người năm lĩnh vực khác nhau → tính điển hình.
III. Hướng dẫn luyện tập
Câu 1. Bài văn nêu lên luận điểm gì? Hãy tìm những câu mang luận điểm đó.
+ Bài văn nêu lên luận điểm không sợ sai lầm.
+ Những câu mang luận điểm:
- Nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì đó là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời.
- Những người sáng suốt dám làm, không sợ sai lầm, mới là người làm chủ số phận của mình.
Câu 2. Để chứng minh luận điểm của mình, người viết đã nêu ra những luận cứ nào? Những luận cứ ấy có hiển nhiên, có sức thuyết phục không? Luận cứ của bài văn:
+ Sai lầm là điều phổ biến trong cuộc đời.
+ Sợ hãi sai lầm sẽ không được gì trong cuộc đời.
+ Đừng nên sợ hãi sai lầm, sai lầm là mẹ của thành công.
+ Sai lầm khác với cố ý phạm sai lầm, điều cơ bản phải biết suy nghĩ rút kinh nghiệm sau khi phạm sai lầm.
+ Không sợ sai lầm là người làm chủ số phận của mình. Nhận xét:
Những luận cứ ấy hiển nhiên, đầy sức thuyết phục bởi vì lập luận chặt chẽ, lôgíc.
Câu 3. Cách lập luận chứng minh của bài này có gì khác so với bài “Đừng sợ cấp ngã”.
Sự khác nhau giữa hai bài:
Đừng vấp ngã - Dùng dẫn chứng (bằng chứng xác thực) để chứng minh => tạo cho người đọc niềm tin | Không sợ sai lầm - Dùng lí lẽ và phân tích lí lẽ đó để chứng minh => thuyết phục người đọc. |
Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan