Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu

Giải bài tập Ngữ văn bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Thêm trạng ngữ cho câu

I. Kiến thức cơ bản

- Về ý nghĩa: Trạng ngữ được thêm vào câu để xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức diễn ra sự việc nêu trong câu.

- Về hình thức:

- Trạng ngữ có thể đứng ở đầu câu, cuối câu, hay giữa câu.

- Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ thường có một quãng nghỉ khi nói hoặc một dấu phẩy khi viết.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi.

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu

+ Các trạng ngữ bổ sung nơi chốn và thời gian cho câu.

+ Có thể chuyển các trạng ngữ trên vào cuối câu, đầu câu.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Bốn câu sau đều có cụm từ “mùa xuân”. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ “mùa xuân” là trạng ngữ. Trong những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu

(Vũ Bằng)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Thêm trạng ngữ cho câu

Câu 2. Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:

a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vùng sen trên hồ nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thứ quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên đã làm trĩu thân nếp còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ.

Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của trời.

(Thạch Lam)

b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: Cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cứ khá rõ về sức sống của nó.

(Đặng Thai Mai)

+ Những dòng in nghiêng trong hai đoạn văn trên là trạng ngữ của câu.

Câu 3. Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học hãy phân tích loại trạng ngữ vừa tìm được qua bài tập 2. Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh hoạ.

+ Phân loại 2 trạng ngữ ở câu 2.

• Trạng ngữ ở câu a là trạng ngữ thời gian.

• Trạng ngữ ở câu b là trạng ngữ chỉ phương tiện, cách thức.

+ Những loại trạng ngữ đã học ở bậc Tiểu học:

- Trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện – cách thức, phương diện, so sánh.

+ Ví dụ minh hoạ.

• Trạng ngữ chỉ mục đích:

Để học sinh yêu thích môn Văn, chúng ta phải đổi mới cách dạy và cách học.

• Trạng ngữ chỉ sự so sánh:

Như một con thiêu thân, hắn suốt ngày mải mê chơi game.

Cộp! cộp cộp! Chú ngựa rong ruổi trên đường dài.

• Trạng ngữ chỉ phương tiện:

Bằng công nghệ sinh học, chúng ta đã lai tạo được nhiều giống lúa có năng suất cao.

• Trạng ngữ chỉ nguyên nhân:

Vì dầm mưa nên bạn Nam đã bị ốm.

• Trạng ngữ chỉ nơi chốn, địa điểm:

Dưới sân trường, các em học sinh đã xếp thành từng hàng thẳng tắp.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 21: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm