Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Câu đặc biệt

Giải bài tập Ngữ văn bài 20: Câu đặc biệt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Câu đặc biệt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Câu đặc biệt

I. Kiến thức cơ bản

- Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

- Câu đặc biệt thường được sử dụng để:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn.

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+ Bộc lộ cảm xúc.

+ Gọi đáp.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

1. Thế nào là câu đặc biệt?

Ôi, em Thủy! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

Câu in đậm là câu không có chủ ngữ và vị ngữ – đây là câu đặc biệt.

2. Tác dụng của câu đặc

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Câu đặc biệt

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Tìm trong các ví dụ dưới đây những câu đặc biệt là câu rút gọn.

Đoạn a: “Tinh thần yêu nước cũng giống như các thứ của quý. (1) Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. (2) Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. (3) Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. (4) Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến”. (5)

(Hồ Chí Minh)

+ Đoạn văn trên không có câu đặc biệt, có ba câu rút gọn đó là câu 2, 3.

+ Câu 2, 3 rút gọn chủ ngữ.

- Khôi phục câu 2: Tinh thần yêu nước có khi được trưng bày trong...

- Khôi phục câu 3: “Nhưng cũng có khi tinh thần yêu nước được cất giấu kín đáo.”

Đoạn b: Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình giương cặp răng rộng và nhọn hoắt như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. (1) Ba giây. (2) Bốn giây. (3) Năm giây. (4)... Lâu quá (5).

(Vũ Tú Nam)

+ Trong đoạn văn trên câu 2, 3, 4, 5 là câu đặc biệt.

+ Vì chúng ta không thể phân định được chủ ngữ và vị ngữ của các câu này.

Đoạn c: Sóng ầm ầm đập vào những tảng đá lớn ven bờ. (1) Gió biển thổi lồng lộng. (2) Ngoài kia là ánh đèn sáng rọi của một con tàu. (3) Một hồi còi (4).

(Nguyễn Trí Huân)

+ Câu 4 là câu đặc biệt.

+ Vì không thể phân định được chủ ngữ – vị ngữ của câu.

Đoạn d: Chim sâu hỏi chiếc lá: (1) - Lá ơi! (2) Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi (3). - Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu (4).

(Trần Hoài Dương)

+ Đoạn văn trên có một câu đặc biệt và một câu rút gọn.

+ Câu đặc biệt câu (2) Lá ơi! => vì không thể phân định được chủ ngữ – vị ngữ của câu.

+ Câu rút gọn câu 4 – thành phần rút gọn: Chủ ngữ.

Khôi phục: “Cuộc đời của tôi bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu”.

Câu 2. Mỗi câu đặc biệt là rút gọn em vừa tìm được trong bài tập trên có tác dụng gì?

+ Câu rút gọn ở đoạn a: Làm cho câu gọn hơn, tránh lặp lại những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước.

+ Câu đặc biệt ở đoạn b: Thể hiện cảm xúc chờ đợi khá lâu của chú ong xanh.

+ Câu đặc biệt ở đoạn c: Vừa thể hiện cảm xúc, vừa thông báo sự tồn tại của sự vật – còi tàu xuất hiện.

+ Câu đặc biệt ở đoạn d: Thể hiện sự gọi đáp.

+ Câu rút gọn ở đoạn đ: Có tác dụng làm cho thông tin được nhanh.

Câu 3. Sự khác nhau giữa câu đặc biệt là câu rút gọn.

Câu rút gọn

Câu đặc biệt

+ Về bản chất được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

+ Căn cứ vào ngữ cảnh có thể khôi phục lại thành phần được rút gọn

+ Không được cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

+ Không thể khôi phục, vì không xác định được cụm từ, hoặc từ đó làm thành phần nào trong câu.

Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đó có một vài câu đặc biệt.

Đoạn văn tham khảo

Quê ngoại em ở Hà Tĩnh, mỗi lần được về quê ngoại ấn tượng sâu đậm nhất đối với em là dòng sông La xanh biếc thăm thẳm. Cứ vào mùa hè, màu nước dòng sông lại trong xanh đến kì lạ. Đứng trên triền đê nhìn xuống không sao cưỡng nổi ý muốn nhảy ùm một cái xuống dòng sông để vẫy vùng cho thỏa thích! Thật tuyệt vời! Làn nước mát rượi mơn man. Có lẽ trên thế giới này không có một hồ bơi nào tuyệt diệu hơn là bơi trên dòng sông, đặc biệt là dòng sông La yêu dấu của quê em.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 20: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm