Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

I. Kiến thức cơ bản

• Có hai cách chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động.

- Chuyển từ (hoặc cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu và thêm các từ bị hay được vào sau từ (cụm từ) ấy.

- Chuyển từ (cụm từ) chỉ đối tượng của hoạt động lên đầu câu, đồng thời lược bỏ hoặc biến từ (cụm từ) chỉ chủ thể của hoạt động thành bộ phận không bắt buộc trong câu.

• Không phải câu nào có các từ bị, được cũng là câu bị động.

II. Hướng dẫn tìm hiểu câu hỏi phần bài học

Câu 1. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hai câu.

a) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã được hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.

b) Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm “hoá vàng”.

+ Hai câu này hoàn toàn giống nhau về nội dung – và cùng đều là câu bị động.

+ Khác nhau: Câu (a) có từ được, đặc trưng của câu bị động. Câu (b) không có.

Câu 2. Quy tắc chuyển đổi câu chủ động thành biểu câu bị động. (Em hãy đọc lại phần kiến thức cơ bản của bài).

Câu 3

a) Bạn em được giải Nhất trong kì thi học sinh giỏi.

b) Tay em bị đau.

+ Hai câu trên không phải là câu bị động.

+ Vì chủ ngữ chỉ người không được hoạt động hướng vào.

III. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Chuyển đổi mỗi câu chủ động dưới đây thành hai câu bị động theo hai kiểu khác nhau.

a) Một nhà sư vô danh đã xây ngôi chùa ấy từ thế kỉ XIII.

Chuyển đổi:

+ Ngôi chùa ấy đã được một nhà sư vô danh xây từ thế kỉ XIII.

+ Ngôi chùa ấy đã xây từ thế kỉ XIII.

b) Người ta làm tất cả cánh cửa chùa bằng gỗ lim.

Chuyển đổi:

+ Tất cả cánh cửa chùa được người ta làm bằng gỗ lim.

+ Tất cả cánh cửa chùa làm bằng gỗ lim.

c) Người bị sĩ buộc con ngựa bạch bên gốc đào.

Chuyển đổi:

+ Con ngựa bạch được chàng kị sĩ buộc bên gốc đào.

+ Con ngựa bạch buộc bên gốc đào.

d) Người ta dựng một lá cờ đại ở giữa sân.

Chuyển đổi:

+ Một lá cờ đại được người ta dựng ở giữa sân.

+ Một lá cờ đại dựng ở giữa

Câu 2. Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành câu bị động – một câu dùng từ “được”, một câu dùng từ “bị”. Cho biết sắc thái ý nghĩa của câu dùng từ “được” với câu dùng từ “bị” có gì khác nhau.

a) Thầy giáo phê bình em.

+ Em bị thầy giáo phê bình.

+ Em được thầy giáo phê bình.

b) Người ta đã phá ngôi chùa ấy đi.

+ Ngôi chùa ấy đã bị người ta phá đi.

+ Ngôi chùa ấy đã được người ta phá đi.

c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.

+ Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã bị trào lưu đô thị hoá thu hẹp lại.

+ Sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn đã được trào lưu độ thị hoá thu hẹp lại.

Nhận xét:

Trong tiếng Việt từ bị được dùng với nghĩa xấu – bất lợi, không may mắn. Từ được dùng với nghĩa tốt, biểu thị sự may mắn. Bởi vậy câu (a) (b) dùng từ “bị” mới biểu thị đúng nội dung. Câu (c) dùng từ “được” mới hợp lí.

Câu 3. Viết một đoạn văn nói về ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với em trong đó có dùng ít nhất một câu bị động.

Trước đây em rất lười đọc sách, nhưng từ khi được mẹ tặng cho cuốn “Truyện cổ tích của Anđecxen” tất cả đã thay đổi, em bị thế giới của các câu chuyện mê hoặc. Từ Chú lính chì dũng cảm đến Cô bé bán diêm tội nghiệp, từ Chú vịt con xấu xí đến Bây thiên nga xinh đẹp, tất cả đều kì diệu vô cùng. Kể từ đó em đã say mê đọc sách, và được mệnh danh là “mọt sách” lúc nào em không biết. Môn Văn của em tiến bộ hẳn lên. Em được cô giáo khen.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Ý nghĩa văn chương

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 24: Luyện tập viết một đoạn văn chứng minh

Đánh giá bài viết
1 271
Sắp xếp theo

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm