Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo) được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

I. Ôn tập kiến thức

1. Các phép biến đổi câu

Phép biến đổi câu

Kiến thức cần ghi nhớ

Ví dụ

Rút gọn câu

Rút gọn câu là lược bỏ bớt một số thành phần câu, nhằm làm cho câu ngắn gọn. Không lặp lại những từ ngữ đã dùng ở câu trước, hoặc ngầm chỉ chủ ngữ (lược bỏ) chung không xác định.

[...] Thanh cảm thấy chính bà che chở cho mình cũng như ngày còn nhỏ.

- Cháu đã ăn cơm chưa?

- Dạ chưa. Cháu xuống tàu về đây ngay. Nhưng cháu không thấy đói.

(Thạch Lam)

Thêm trạng ngữ cho câu (mở rộng câu)

+ Thêm trạng ngữ cho câu nhằm xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện, cách thức,…diễn tả sự việc nêu trong câu.

+ Trạng ngữ được đặt ở đầu câu, có dấu phẩy ngăn cách (hay quãng nghỉ ngơi).

So sánh:

a) Bác Hồ đến nghỉ ở một nhà bên đường.

b) Vào một đêm cuối xuân năm 1947, khoảng hai giờ sáng, trên đường đi công tác, Bác Hồ đến nghỉ chân ở một nhà bên đường.

(Tiếng Việt 4, 1994)

Dùng cụm từ C-V để mở rộng câu

+ Dùng cụm từ C-V làm chủ ngữ, vị ngữ hay các phụ ngữ (trong câu, hoặc trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu).

+ Câu mở rộng thành phần bằng cụm từ C-V vừa giống câu đơn, vừa giống câu ghép.

Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.

Việc đó tạo nên một cảm giác bồng bềnh, huyền ảo

Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

+ Câu chủ động:

- Có chủ ngữ là chủ thể của hành động nêu ở vị ngữ;

- Không chứa từ bị hay được ở trước vị ngữ

+ Câu bị động:

- Có chủ ngữ là đối tượng của hành động;

- Có dùng các từ bị hay được (hoặc không dùng từ bị hay được) ở bộ phận vị ngữ

Con ngựa hất tung viên tướng Ngô xuống đất.

Quân ta bao vây quân Ngô (cả) ba mặt.

Viên tướng Ngô bị hất tung từ trên lưng ngựa xuống đất.

Quân Ngô đã bị bao vây ba mặt.

2. Các phép tu từ cú pháp

Nội dung ôn tập

Kiến thức cần nhớ

Điệp ngữ

+ Điệp ngữ là phép lặp lại từ ngữ, câu để nhấn mạnh ý và gây cảm xúc mạnh.

+ Có tác dạng điệp ngữ:

- Điệp ngữ cách quãng;

- Điệp ngữ nối tiếp;

- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).

Liệt kê

Liệt kê là phép sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ, cụm từ nhằm diễn đạt đầy đủ và sinh động những nội dung khác nhau trong thực tế và trong cảm xúc.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Văn bản báo cáo

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Dấu gạch ngang

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm