Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Ôn tập phần tiếng Việt

(Theo Ôn tập Ngữ văn 7 – Nguyễn Văn Long chủ biên)

a) Câu đơn phân loại theo mục đích nói

Nội dung ôn tập

Kiến thức cần nhớ

Câu nghi vấn

+ Câu nghi vấn là kiểu câu dùng để hỏi.

+ Đặc điểm cấu tạo câu nghi vấn:

a) Dùng trợ từ nghi vấn đặt cuối câu: à, ư, nghen, nhỉ,..

b) Dùng cặp phụ từ: ..có…không?;..đã…chưa?

c) Dùng đại từ để hỏi: ai, gì, nào, sao, thế nào?

d) Dùng quan hệ từ: Hay.

Câu trần thuật

+ Câu trần thuật là kiểu câu dùng để tả, kể sự việc hoặc nêu ý kiến.

+ Đặc điểm cấu tạo câu trần thuật: do một C-V hoặc nhiều C-V tạo thành.

+ Có hai loại câu đơn, câu ghép.

Câu cầu khiến

+ Câu cầu khiến là kiểu câu dùng để yêu cầu, sai khiến.

+ Đặc điểm, cấu tạo câu cầu khiến:

- Dùng trợ từ cầu khiến đặt cuối câu: Thôi, lên, đi,

- Dùng phụ từ cầu khiến: Hãy, đừng, chớ.

- Dùng giọng điệu. Có thể đặt dấu chấm than ở cuối câu.

- Chủ ngữ câu cầu khiến (ẩn hay hiện) chỉ người hay vật phải thực hiện hành động cầu khiến trong câu.

Câu cảm thán

+ Câu cảm thán là kiểu câu dùng gọi đáp hay biểu thị cảm xúc.

+ Đặc điểm câu cảm thán:

- Dùng từ cảm thán biểu thị cảm xúc hay kêu gọi: ối, ái, à, ơi, ê, này,...

- Dùng giọng điệu, phối hợp với trợ từ hay phụ từ: thật, quá, biết bao, thay,...

b) Câu đơn phân loại theo cấu tạo

Nội dung ôn tập

Kiến thức cần nhớ

Câu đơn bình thường

+ Cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

+ Dùng để trần thuật sự việc hay bày tỏ ý kiến (câu trần thuật đơn có từ hoặc không có từ ).

Câu đơn đặc biệt

+ Không cấu tạo theo mô hình cụm C-V.

+ Dùng để nêu thời gian, nơi chốn miêu tả; liệt kê sự vật, hiện tượng tồn tại, biểu thị cảm xúc, gọi đáp.

c) Dấu câu

Nội dung ôn tập

Kiến thức cần nhớ

Dấu chấm

Thường đặt ở cuối câu trần thuật (đôi khi cũng đặt cuối câu cầu khiến).

Dấu phẩy

Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của câu:

+ Giữa chủ ngữ – vị ngữ với các thành phần phụ của câu;

+ Giữa các từ, cụm từ có cùng chức vụ trong câu;

+ Giữa một từ, cụm từ với bộ phận chú thích của nó;

+ Giữa các vế của một câu ghép.

Dấu chấm phẩy

+ Đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.

+ Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê.

Dấu chấm lửng

+ Biểu thị chưa liệt kê hết sự vật, hiện tượng...

+ Bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng trong lời nói.

+ Làm giãn câu văn ở chỗ sắp biểu thị điều bất ngờ, sắp xuất hiện từ ngữ nêu nội dung châm biếm, hài hước.

Dấu gạch ngang

+ Đánh dấu bộ phận giải thích, chú thích (tương đương dấu ngoặc đơn) ở trong câu.

+ Đánh dấu lời trực tiếp (của nhân vật).

+ Đánh dấu các bộ phận liệt kê.

+ Nối các từ trong một liên danh.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Văn bản báo cáo

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Dấu gạch ngang

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 30: Ôn tập phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm