Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28: Kiểm tra phần văn

Giải bài tập Ngữ văn bài 28: Kiểm tra phần văn

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28: Kiểm tra phần văn được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 7 chuẩn bị cho bài giảng của học kỳ 2 sắp tới đây của mình. Mời các bạn tải và tham khảo

Kiểm tra phần văn

Một số bài tham khảo

(Bài viết số 7)

Đề 1. Chọn chép lại một bài ca dao đã học hoặc đã sưu tầm mà em yêu thích. Phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong bài ca dao đó.

Trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài ca hay mà em yêu thích như những bài ca dao ngợi ca phong cảnh của đất nước, ngợi ca công ơn sinh thành của cha mẹ, hay mỉa mai châm biếm những thói hư tật xấu của con người để khuyên người ta sống tốt hơn v.v... nhưng có lẽ thích nhất là những bài ca dao nói về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đặc biệt là bài ca dao:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Bài ca dao thật ngắn chỉ có mười bốn chữ nhưng để lại cho em thật nhiều xúc động. Hình ảnh người phụ nữ đi lấy chồng xa cứ mỗi buổi chiều ra đứng sau nhà da diết hướng về quê mẹ cứ đọng mãi trong tâm trí em.

Bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều, đây là cách mở đầu khá quen thuộc của ca dao xưa. Chiều là khoảng thời gian cuối cùng của một ngày, thường gọi buồn, gợi nhớ. Và có lẽ đây cũng là lúc người phụ nữ đã hoàn tất tất cả các công việc trong gia đình, có được giây phút rảnh rỗi để dành nhớ về quê mẹ ở cuối trời xa. Tâm trạng nhớ mong ấy không chỉ diễn ra một lần mà ngày nào cũng vậy, cứ lúc chiều về nỗi nhớ quê, nhớ mẹ cha, em út lại trỗi dậy trong lòng người con gái.

Vị trí đứng của người con gái cũng rất đặc biệt: Ngõ sau. Tại sao không phải là ngõ trước? Ngõ trước đông người lại qua, không phù hợp với tâm trạng riêng tư. Đôi mắt người con gái hướng về phương xa, nơi ấy có bao nhiêu người thân yêu. Hẳn người con gái cũng muốn về thăm quê lắm chứ nhưng đâu có dễ. Gia đình chồng chắc gì đã đồng ý, với lại được phép rồi thì lại gặp phải cảnh đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo làm sao về được. Đó cũng là một phần của lí do ruột đau chín chiều. Chín chiều là sự ngổn ngang của tâm trạng, của bao điều lo lắng. Thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ thường bị coi rẻ, người con gái về làm dâu nhà chồng phải chịu bao điều cơ cực cay đắng; phải làm việc quần quật đầu tắt mặt tối lại phải còn chịu những tiếng bấc tiếng chì của mẹ chồng và các anh chị em bên chồng. Tâm trạng cô đơn, buồn tủi. Mặt khác ngày xưa quan niệm con gái đã đi lấy chồng là con của người ta, bố mẹ đẻ không có quyền can thiệp, gia đình chồng cho phép thì mới được về thăm nhà. Có người lấy chồng xa cả chục năm trời mới được về thăm quê. Hơn nữa tấm lòng người con gái lấy chồng xa không thể không lo cho cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình lại không được ở gần để chăm sóc phụng dưỡng nên lòng lúc nào cũng lo lắng, đau xót.

Ngày nay vị trí của người phụ nữ trong xã hội đã được cải thiện. Cảnh làm dâu không còn cay đắng cơ cực như trước, nhưng không phải đã hết những cảnh đời cay đắng buồn tủi. Biết bao người phụ nữ vì miếng cơm manh áo mà phải làm dâu xứ người, lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan, vv... cũng ruột đau chín chiều khi trông về quê mẹ đấy thôi. Bởi vậy giá trị của bài ca dao là vĩnh cửu.

Đề 2. Chọn chép một bài thơ trữ tình thuộc phân văn học trung đại Việt Nam mà em yêu thích và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều bài thơ mà em yêu thích, nhưng bài thơ yêu thích nhất của em đó là bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư

Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

Nhữ đẳng hành than thủ bại hư.

Dịch thơ

Sông núi nước Nam cua Nam ở

Vằng vặc sách trời, chia xứ sở

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Chúng bay nhất định phải tan vỡ.

Bài thơ âm vang như lời truyền hịch, giọng thơ hào hùng đanh thép, đọc lên cảm thấy nức lòng, như được truyền thêm sức mạnh.

Sông núi nước Nam cua Nam ở

Đó là một sự thật hiển nhiên, là một chân lí. Đất Nam thì người Nam ở, vua Nam ở từ bao đời nay điều đó đã được phân định một cách rõ ràng không chỉ ở cõi đời mà cả ở cõi trời cũng được ghi nhận một cách phân minh:

Vằng các sách trời, chia xứ sở

Những bằng chứng không thể chối cãi, nhưng kẻ thù nhất định làm ngơ bởi chúng rắp tâm xâm chiếm nước ta. Cái lí muôn đời của kẻ mạnh là “tao muốn ăn thịt mày”.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây

Hình thức của câu thơ là một câu hỏi, nhưng thực ra đó là lời luận tội. Luận tội kẻ đã dám đi ngược lại đạo người và đạo trời. Lời thơ vừa thể hiện sự khinh miệt và căm giận vô cùng. Từ lỗ trong nguyên bản có nghĩa là mọi rợ, nhằm chỉ quân giặc. Tổ quốc đất mẹ là thiêng liêng, không thể để cho quân giặc giày xéo, câu thơ cuối vang lên mạnh mẽ đanh thép:

Nhữ đẳng hành than thủ bại hư.

(Chúng bay nhất định phải tan vỡ).

Đó không chỉ là quyết tâm của vị thủ lĩnh tối cao, mà còn là quyết tâm của ba quân đang sẵn sàng đợi lệnh, là bản lĩnh khí phách của dân tộc Việt Nam khi đứng trước hoa xâm lăng. Đồng thời đó cũng là lời cảnh báo đối với quân giặc. Những kẻ đi ngược lại chân lí, những kẻ tham tàn bạo ngược tất yếu sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại.

Đã hơn mười thế kỉ trôi qua kể từ ngày bài thơ được ra đời trong một đêm lịch sử dữ dội đáng nhớ năm 1077. Khi quân của vị tướng Lí Thường Kiệt đang đánh giặc Tống bên bờ sông Như Nguyệt, tiếng ngâm thơ trong đêm trước giờ xuất kích vang lên như một hồi kèn xung trận đã làm nức lòng tướng sĩ ba quân, góp phần làm nên chiến thắng. Và cho đến tận hôm nay lời thơ ấy vẫn còn làm nức lòng người bao thế hệ.

Đề 3. Chọn chép lại hai câu thơ Đường đã học và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Thơ Đường là tinh hoa văn hoá của văn học Trung Quốc và của nhân loại. Thơ Đường mà chúng em được học trong chương trình thường chỉ có bốn câu, gồm những bài: Xa ngắm thác núi Lư, Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28: Liệt kê

Giải bài tập Ngữ văn lớp 7 bài 28: Ca Huế trên sông Hương

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn 7

    Xem thêm