Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất

Bài tập môn Địa lý lớp 6

Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 13: Địa hình bề mặt Trái Đất được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 11: Thực hành sự phân bố của các lục địa và đại dương trên trên bề mặt Trái Đất

Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 12: Tác động của nội lực và ngoại lực trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 14: Địa hình bề mặt Trái Đất (tiếp theo)

Câu 1: Cho biết câu dưới đây đúng hay sai?

Độ cao của các ngọn núi được ghi trên bản đồ là độ cao tương đối.

Trả lời: sai

Câu 2: Đánh dấu X vào ô Q thể hiện ý em cho là đúng nhất.

Độ cao tuyệt đối là độ cao được đo

a) từ mực nước biển đến nơi cần đo.

b) từ mực nước biển thấp nhất đến đỉnh đổi, núi.

c) từ mực nước biểircao nhất tới đỉnh đồi, núi.

d) từ mực nước biển trung bình đến nơi cần đo.

Trả lời:

chọn ý d

Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết : Đặc điểm (hình dạng bên ngoài và bên trong) của địa hình núi đá vôi.

Trả lời:

Địa hình cacxto là loại địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi

  • Các ngọn núi ở đây lởm chởm, sắc nhọn

Hang động: là những cảnh đẹp tự nhiên

  • Hấp dẫn khách du lịch
  • Có khối thạch nhũ đủ màu sắc

Câu 4: Hãy nêu các cách phân loại núi sau

  • Phân loại theo độ cao
  • Phân loại theo thời gian hình thành

Trả lời

Phân loại theo độ cao:

  • Núi thấp: dưới 1000m
  • Núi trung bình: từ 1000m-2000m
  • Núi cao: từ 2000m trở lên

Phân loại theo thời gian hình thành:

  • Núi già: đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng rộng
  • Núi trẻ: đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu

Câu 5: Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai

a) Núi có đặc điểm là: độ cao trên 500m, đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng rộng.

b) Chỉ cần dựa vào hình dạng của đỉnh núi, sườn núi, thung lũng là người ta có thể biết đó là núi trẻ hay núi già.

Trả lời

a) sai

b) sai

Câu 6: Cách đo độ cao tương đối và độ cao tuyệt đối giống nhau và khác nhau ở những điểm nào?

Trả lời

Giống nhau: đều để đo một đối tượng nào đó

Khác nhau:

  • Độ cao tương đối: đo từ điểm thấp nhất đến đỉnh núi
  • Độ cao tuyệt đối: đo từ mực nước biển lên đỉnh núi

Câu 7: Đỉnh Phan Xi Păng là đỉnh núi cao nhất nước ta, cao 3143m, trên sườn núi có thị trấn Sapa ở độ cao 1500m; dưới chân núi có thị xã Lào Cai ở độ cao 1000m. Hãy vẽ sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối của Phan Xi Păng, Sa Pa, Lào Cai.

Trả lời:

Sơ đồ thể hiện độ cao tuyệt đối của Phan Xi Păng, Sa Pa, Lào Cai.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
23
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải SBT Địa Lí 6

    Xem thêm