Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí
Bài tập môn Địa lý lớp 6
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 17: Lớp vỏ khí được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Địa lí lớp 6. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Tập bản đồ Địa lý lớp 6 bài 17: Lớp vỏ khí
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 15: Các mỏ khoáng sản
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 16: Thực hành đọc bản đồ (hoặc lược đồ) địa hình tỉ lệ lớn
Giải bài tập SBT Địa lí 6 bài 18: Thời tiết, khí hậu và nhiệt độ không khí
Câu 1: Hơi nước chiếm tỉ lệ là bao nhiêu trong thành phần không khí?
Nêu vai trò của hơi nước trong khí quyển?
Trả lời
- Hơi nước và các khí khác chiếm 1% trong các thành phần khí quyể
- Hơi nước là nguồn sinh ra các hiện tượng mưa, mây, ... trên Trái Đất
Câu 2: Dựa vào hình 46 trong SGK Địa lí 6 và kết hợp với những kiến thức đã học, hãy cho biết
- Lớp vỏ khí gồm những tầng nào. Mỗi tầng có độ cao từ km bao nhiêu đến km bao nhiêu?
- Chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu khác nhau như thế nào?
- Vì sao gọi là tầng đối lưu. Vì sao gọi là tầng bình lưu?
Trả lời
Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:
- Tầng đối lưu: từ 0 đến 16 km
- Tầng bình lưu: từ 16 đến 80 km
- Các tầng cao cuẩ khí quyển: cao trên 80 km
Sự khác nhau của chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu:
- Tầng đối lưu: Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng, nhiệt độ giảm dần khi lên cao, là nơi diễn ra hiện tượng khí tượng: mấy, mưa, sấm, chớp ...
- Tầng bình lưu: có lớp ô dôn ngăn cản những tia bứa xạ có hại cho con người và sinh vật
Gọi là tầng đối lưu vì: đây là phần thấp nhất của khí quyển của một số hành tinh
Gọi là tầng bình lưu: là tầng nằm ngay dưới tầng đối lưu và ở dưới tầng trung lưu. Ranh giới trên cùng của tầng này gọi là ranh giới bình lưu.
Câu 3: Đánh dấu X vào ô vuông thể hiện ý em cho là sai.
Đặc điểm của tầng đối lưu là
a) không khí chuyển động lên xuống theo chiều thẳng đứng.
b) có lớp ô-dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại.
c) nơi sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sấm chớp.
d) nơi cứ lên cao lOOm nhiệt độ lại giảm 0,6° C
Trả lời
ý b
Câu 4: Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.
a) Tầng đối lưu là tầng có độ cao khoảng từ 16 đến 80 km, không khí luôn chuyển động theo chiều ngang, có lớp ô dôn với tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người.
b) Sau khi các khối khí hình thành chúng luôn luôn giữ nguyên vị trí, tính chất của khối khí cũng luôn luôn ổn định.
c) Mỗi khối khí thường mang hai tính chất: nóng và ẩm; nóng và khô; lạnh và ẩm; lạnh và khô.
Trả lời
a) sai
b) sai
c) đúng
Câu 5: Hãy cho biết
- Tầng cao của khí quyển có mưa hay không. Vì sao?
- Tác dụng của lớp ô dôn đối với sinh vật và con người. Tinh trạng lớp ô dôn của khí quyển hiện nay ra sao. Vì sao có tình trạng như vậy.
Trả lời
- Tầng cao của khí quyển không có mưa. Vì tầng này không tồn tại không khí.
- Tác dụng của lớp ô dôn là ngăn cản tia bức xạ có hại cho sức khỏe con người và sinh vật.
- Hiện nay, một số nơi tầng ô-dôn đang bị thủng, do ô nhiễm không khí.