Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn

Lịch sử lớp 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn

Giải bài tập SGK Lịch sử lớp 7 bài 25: Phong trào Tây Sơn. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài 1 (trang 122 sgk Lịch sử 7): Hãy nêu những nét chính về tình hình xã hội Đàng Trong ở nửa sau thế kỉ XVIII.

Lời giải:

- Việc mua quan bán tước phổ biến, quan lại cường hào kết thành bè cánh, bóc lột nhân dân, đua nhau ăn chơi xa xỉ.

- Nội bộ chính quyền chia rẽ, Trương Thúc Loan nắm hết quyền hành, khét tiếng tham lam.

- Nhân dân đóng nhiều thứ thuế, cuộc sống ngày càng cơ cực, dẫn đến các cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

Bài 2 (trang 122 sgk Lịch sử 7): Tại sao nhân dân hăng hái tham gia khởi nghĩa Tây Sơn từ đầu?

Lời giải:

- Dưới chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong, cuộc sống nhân dân ngày càng cơ cực. Nỗi bất bình, oán giận của các tầng lớp nhân dân đối với chính quyền họ Nguyễn ngày càng cao.

- Nghĩa quân Tây Sơn đã đề ra khẩu hiệu hợp với lòng dân, nhất là dân nghèo: "Lấy của người giàu chia cho dân nghèo", xóa nợ cho nông dân và bãi bỏ nhiều thứ thuế.

Bài 1 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Tại sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến?

Lời giải:

Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến bởi vì: Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút dài khoảng 6 km, rộng hơn 1km, có chỗ gàn 2 km. Hai bờ sông cây cối rậm rạp, giữa có cù lao Thới Sơn. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh, dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục để tiêu diệt địch.

Bài 2 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm – Xoài Mút.

Lời giải:

- Tháng 1 - 1785, Nguyễn Huệ được lệnh tiến quân vào Gia Định. Nguyễn Huệ đóng đại bản doanh ở Mĩ Tho, chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Châu Thành - Tiền Giang) làm trận địa quyết chiến.

- Bố trí xong trận địa, mờ sáng ngày 19 - 1 - 1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử quân địch vào trận địa mai phục. Thuỷ binh ta từ Rạch Gầm, Xoài Mút và cù lao Thới Sơn đồng loạt xông thẳng vào đội hình địch đang xuôi theo dòng nước.

- Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt, chiến thuyền quân Xiêm tan tác hoặc bị đốt cháy. Binh lính Xiêm bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên Sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Anh thoát chết, sang Xiêm lưu vong.

Bài 3 (trang 125 sgk Lịch sử 7): Theo em, chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa quan trọng như thế nào?

Lời giải:

Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút là một trong những trận thủy chiến lớn và lừng lẫy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

Bài 1 (trang 127 sgk Lịch sử 7): Em hãy kể những hoạt động của Nguyễn Huệ ở Bắc Hà từ năm 1786 đến năm 1788.

Lời giải:

- Năm 1786, Nguyễn Huệ được sự giúp đỡ của Nguyễn Hữu Chính, tiến quân đánh vào thành Phú Xuân.

- Tháng 6- 1786, Nguyễn Huệ hạ được thành Phú Xuân.

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, tiêu diệt chúa Trịnh và giao quyền lại cho vua Lê.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc Hà, xây dựng lại chính quyền ở Bắc Hà.

Mục tiêu

Thời gian

Người lãnh đạo

Kết quả

Lần thứ nhất

Lật đổ chính quyền phong kiến chúa Trịnh

Giữa năm 1786

Nguyễn Huệ

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Trịnh tạo cơ sở cho việc thống nhất đất nước

Lần thứ hai

Tiêu diệt Nguyễn Hữu Chỉnh

Năm 1787

Vũ Văn Nhậm

Tiêu diệt được Nguyễn Hữu Chỉnh

Lần thứ ba

Diệt Vũ Văn Nhậm

Giữa năm 1788

Nguyễn Huệ

Diệt được Nhậm, tự tay xây dựng

Bài 2 (trang 127 sgk Lịch sử 7): Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào?

Lời giải:

- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

- Nguyễn Nhạc tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn.

- Năm 1777, quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

- Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh".

- Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao quyền cho vua Lê.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.

→ Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh. Lê thối nát và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Bài 3 (trang 127 sgk Lịch sử 7): Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền đó?

Lời giải:

- Quân Tây Sơn được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân những nơi mà nghĩa quân đặt chân đến.

- Khởi nghĩa từ lúc nổ ra đã hợp với lòng dân.

- Có bộ chỉ huy nghĩa quân tài giỏi, không chỉ giỏi chiến thuật đánh giặc mà còn giỏi trong việc thu phục các tầng lớp sĩ phu.

Bài 1 (trang 131 sgk Lịch sử 7): Em hãy trình bày cuộc tiến công của vua Quang Trung đại phá quân Thanh vào dịp Tết Kỉ Dậu.

Lời giải:

- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung và lập tức tiến quân ra Bắc. Trên đường đi Quang Trung tuyển thêm quân lính, Quang Trung chia làm 5 đạo tiến vào Thăng Long.

- Đêm 30 Tết quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt toàn bộ địch ở đồn tiền tiêu. Mồng 3 Tết quân ta vây đồn Hà Hồi, quân giặc hạ khí giới đầu hàng. Mờ sáng mồng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa.

- Tướng giặc Sầm Nghi Đống khiếp sợ thắt cổ tự tử.

- Tôn Sĩ Nghị và vài võ quan vượt sông Nhị sang Gia Lâm.

- Trưa mồng 5 Tết, Quang Trung và đoàn quân Tây Sơn chiến thắng tiến vào Thăng Long.

Bài 2 (trang 131 sgk Lịch sử 7): Hãy nêu những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc trong những năm 1771 – 1789.

Lời giải:

- Phong trào Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Lê – Trịnh, Nguyễn, xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Phong trào Tây Sơn đánh tan các cuộc xâm lược của Xiêm, Thanh bảo vệ nền độc lập và lãnh thổ của Tổ quốc.

Bài 3 (trang 131 sgk Lịch sử 7): Lập niên biểu hoạt động của phong trào Tây Sơn từ năm 1771 đến năm 1789.

Lời giải:

Thời gian

Sự kiện

Năm 1771

Anh em Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn

Năm 1773

Chiếm phủ thành Quy Nhơn

Năm 1774

Kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quản Nam ở phía Bắc đến Bình Thuận ở phía Nam.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1785

Đánh tan 5 vạn quân Xiêm.

Năm 1786:

- Tháng 6:

- Tháng 7:

- Hạ thành Phú Xuân.

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

Năm 1788:

- Giữa năm 1788:

- Cuối năm 1788:

- Quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc trị tội Vũ Văn Nhậm.

- Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế để tiến quân ra Bắc

Năm 1789:

- Đêm mùng 3 Tết:

- Ngày 5 Tết

- Vây đồn Hà Hồi.

- Vua Quang Trung tiến quân vào Thăng Long.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
20
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giải bài tập Lịch sử 7

    Xem thêm