Giải SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 12
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Địa Lí 11 bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa Lí 11.
Bài: Kinh tế khu vực Đông Nam Á
Câu 1 trang 34 SBT Địa Lí 11: Lựa chọn đáp án đúng.
1.1 trang 34 SBT Địa Lí 11: Kinh tế khu vực Đông Nam Á không có đặc điểm nào sau sau đây
A. Quy mô rất lớn và tăng nhanh.
B. Nền kinh tế phát triển năng động.
C. Đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
D. Tốc độ tăng GDP cao hơn mức trung bình của thế giới.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1.2 trang 34 SBT Địa Lí 11: Thành tựu trong phát triển kinh tế khu vực Đông Nam Á không phải do
A. tận dụng được các lợi thế về tự nhiên.
B. thu hút được các nguồn đầu tư bên ngoài.
C. ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,..
D. tận dụng được lực lượng lao động đông, giá rẻ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
1.3 trang 34 SBT Địa Lí 11: Ngành nông nghiệp không phải sinh kế ở quốc gia Đông Nam Á nào sau đây?
A. Xin-ga-po và Bru-nây.
B. Xin-ga-po và Đông Ti-mo.
C. Việt Nam và Đông Ti-mo.
D. Bru-nây và Mi-an-ma.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
1.4 trang 34 SBT Địa Lí 11: Cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là
A. lúa mì.
B. ngô.
C. khoai tây
D. lúa gạo.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
1.5 trang 34 SBT Địa Lí 11: Mục đích chủ yếu của việc trồng cây công nghiệp ở các nước Đông Nam Á là
A. làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
B. xuất khẩu thu ngoại tệ.
C. thay thế cây lương thực.
D. khai thác thế mạnh về đất đai và khí hậu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.6 trang 34 SBT Địa Lí 11: Ngành chăn nuôi khu vực Đông Nam Á đang được chú trọng phát triển là do
A. có nhiều giống vật nuôi và đồng cỏ lớn.
B. cơ sở thức ăn cho ngành đã được đảm bảo.
C. chất lượng cuộc sống nâng lên và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
D. ngành trồng trọt có xu hướng giảm.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
1.7 trang 34 SBT Địa Lí 11: Ngành thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á đang thay đổi theo hướng nào
A. Tăng cường đánh bắt ven bờ. B. Chú trọng phát triển nuôi trồng.
C. Hạn chế xuất khẩu. D. Cấm đánh bắt thuỷ sản.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
1.8 trang 34 SBT Địa Lí 11: Ngành công nghiệp nào không phải là thế mạnh của khu vực Đông Nam Á
A. Điện tử — tin học.
B. Chế biến thực phẩm.
C. Khai thác khoáng sản.
D. Hàng không - vũ trụ.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
1.9 trang 34 SBT Địa Lí 11: Hoạt động dịch vụ nào đóng vai trò then chốt đối với tất cả các nước khu vực Đông Nam Á
A. Giao thông vận tải.
B. Tài chính ngân hàng.
C. Ngoại thương.
D. Du lịch.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Câu 2 trang 35 SBT Địa Lí 11: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai khi nói về ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản của khu vực Đông Nam Á? Hãy sửa lại các câu sai.
a) Ngô là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á.
b) Đông Nam Á trồng nhiều cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu đứng hàng đầu thế giới như cao su, cọ dầu, cà phê, hồ tiêu,...
c) Chăn nuôi là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á.
d) Các nước Đông Nam Á đang tăng cường công tác trồng rừng, khoanh nuôi rừng tự nhiên,.
e) Hoạt động khai thác thuỷ sản của các quốc gia trong khu vực đang phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bền vững.
Lời giải:
Đáp án: Câu a và c sai.
a) Lúa gạo là cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất khu vực Đông Nam Á.
c) Trồng trọt là ngành chính trong sản xuất nông nghiệp của phần lớn các nước Đông Nam Á.
Câu 3 trang 36 SBT Địa Lí 11: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành các đoạn văn dưới đây về hoạt động giao thông vận tải của khu vực Đông Nam Á.
nâng cấp; đường bộ; đường cao tốc; đường biển; cao tốc
nhộn nhịp; vận tải; hàng không; vận chuyển
- Giao thông (1)……….. được đầu tư, hiện đại hóa mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu sản xuất tăng nhanh. Hành lang Đông - Tây (kết nối Việt Nam, Lào, Thái Lan, Mi-an-ma), (2)……... Xuyên Á (AH1, AH2, AH3),... là những tuyến đường liên kết quan trọng trong khu vực.
- Đường sắt khá phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á lục địa. Tổng chiều dài đường sắt của khu vực là 20 000 km (năm 2020). Nhiều quốc gia đang nỗ lực (3)................ mạng lưới đường sắt (4)............. như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a.
- Giao thông (5)............. đóng vai trò quan trọng. Khối lượng (6)............ đạt 2,8 tỉ tấn (năm 2019), số cảng biển là hơn 500 cảng (năm 2020). Xin-ga-po là một trong những cảng biển (7).............. nhất thế giới.
- Giao thông (8)........... đang phát triển rất mạnh. Các quốc gia đều chú trọng nâng cấp (9).......... hàng không nội địa và quốc tế.
Lời giải:
Đáp án: Chọn: (1) - đường bộ (2) - đường cao tốc
(3) - nâng cấp (4) - cao tốc
(5) - đường biển (6) - vận chuyển
(7) - nhộn nhịp (8) - hàng không
(9) - vận tải
Câu 4 trang 36 SBT Địa Lí 11: Dựa vào hình 12.3 trang 57 SGK, hãy liệt kê các cảng biển, sân bay quan trọng ở khu vực Đông Nam Á theo bảng mẫu dưới đây:
Quốc gia | Các cảng biển, sân bay chính |
Mi-an-ma | |
Ma-lai-xi-a | |
Thái Lan | |
Việt Nam | |
Xin-ga-po |
Lời giải:
Quốc gia | Các cảng biển, sân bay chính |
Mi-an-ma | Cảng biển: Yangun Sân bay: Quốc tế Yangon |
Ma-lai-xi-a | Cảng biển: cảng Penang, cảng Port Klang, cảng Kuching. Sân bay: Cuala Lămpơ |
Thái Lan | Cảng biển: Băng Cốc Sân bay: Xuvanabumi |
Việt Nam | Cảng biển: Sài Gòn Sân bay: Tân Sơn Nhất, Nội Bài |
Xin-ga-po | Cảng biển: Xingapo Sân bay: Changi |
Câu 5 trang 37 SBT Địa Lí 11: Cho bảng số liệu:
GDP VÀ TỐC ĐỘ TĂNG GDP CỦA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á GIAI ĐOẠN 2000 - 2020
(Đơn vị: tỉ USD)
Tiêu chí/ Năm | 2000 | 2010 | 2019 | 2020 |
GDP theo giá hiện hành (tỉ USD) | 614,7 | 2017,3 | 3 314,1 | 3 083,3 |
Tốc độ tăng GDP (%) | 7,0 | 7,8 | 4,5 | 1,1 |
(Nguồn: Ngân hàng Thế giới, 2022)
- Vẽ biểu đồ thể hiện GDP và tốc độ tăng GDP của khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2000 - 2020.
- Nhận xét và giải thích về sự thay đổi GDP và tốc độ tăng GDP trong giai đoạn trên.
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường.
- Nhận xét:
+ Quy mô GDP giai đoạn 2000 - 2019 đều tăng.
+ Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2000 - 2019 ở mức cao.
Năm 2020, GDP giảm, tốc độ tăng GDP âm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Câu 6 trang 37 SBT Địa Lí 11: Dựa vào bảng 12.2 trang 56 SGK, hãy vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng cao su của khu vực Đông Nam Á và thế giới trong giai đoạn 2000 - 2020. Nêu nhận xét.
Lời giải:
- Vẽ biểu đồ cột chồng biểu đồ, tham khảo.
Biểu đồ sản lượng cao su khu vực Đông Nam Á và thế giới giai đoạn 2000 - 2020
- Nhận xét:
+ Sản lượng cao su của Đông Nam Á trong giai đoạn 2000 - 2020 đều tăng (dẫn chứng).
+ Đông Nam Á là nơi sản xuất cao su tự nhiên lớn nhất thế giới (dẫn chứng).
Câu 7 trang 37 SBT Địa Lí 11: Dựa vào hình 12.3 trang 57 SGK, hãy kể tên và nêu cơ cấu ngành công nghiệp của các trung tâm công nghiệp chính ở 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á.
Lời giải:
Tên trung tâm | Thuộc quốc gia | Cơ cấu ngành |
Hà Nội | Việt Nam | Thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí, dệt may, hoá chất. |
Viên Chăn | Lào | Chế biến lâm sản, thực phẩm |
Thành phố Hồ Chí Minh | Việt Nam | Thực phẩm, điện tử - tin học, cơ khí, dệt may, hoá chất, đóng tàu. |
Phnôm - Pênh | Cam pu chia | Thực phẩm, dệt may |
Băng Cốc | Thái Lan | Dệt may, Sx Ô tô, cơ khí, điện tử - tin học |
Y - an - gun | Mi an ma | Hoá chất, thực phẩm, dệt may, chế biến lâm sản, |
Cu - la - Lăm - pơ | Ma lai xi a | Sx ô tô, hoá chất, điện tử - tin học, khai thác khoáng sản |
Xin ga po | Xin ga po | Hoá dầu, điện tử - tin học, đóng tàu |
Ma ni la | Phi lip pin | Thực phẩm, dệt may, hoá chất |
Gia các ta | In đô nê xi a | Sx Ô tô, dệt may, hoá chất, cơ khí |
Đi li | Đông ti mo | Chế biến lâm sản, thực phẩm |
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lí 11 Kết nối tri thức bài 13
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Địa lí lớp 11 bài 12: Kinh tế khu vực Đông Nam Á sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Địa lý 11 Chân trời sáng tạo và Địa lý lớp 11 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.