Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 12

Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Địa lí 8 bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8.

Bài: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

Câu 1 trang 48 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. trang 48 SBT Địa Lí 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của nhóm đất feralit ở nước ta?

A. Lớp vỏ phong hoá dày, thoáng khí, dễ thoát nước.

B. Thường tích tụ các hợp chất oxit sắt và oxit nhôm.

C. Phần lớn nhóm đất này có đặc điểm chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

D. Phần lớn nhóm đất này có đặc điểm giàu các chất dinh dưỡng và mùn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

2. trang 48 SBT Địa Lí 8: Đặc điểm nào sau đây không phải của nhóm đất phù sa ở nước ta?

A. Chủ yếu là sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông.

B. Chỉ được tạo thành do sản phẩm bồi tụ của các hệ thống sông.

C. Tầng đất dày, giữ nước tốt và giàu chất dinh dưỡng.

D. Có các loại đất phù sa với tính chất khác nhau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

Câu 2 trang 48 SBT Địa Lí 8: Hãy điền chữ Đ ứng với câu đúng hoặc chữ S ứng với câu sai vào ở cuối các câu dưới đây. Nếu thông tin sai, hãy sửa lại cho đúng.

1. Đất feralit thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả dài ngày, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn.

Sửa lại: ………………………………………………

2. Đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất và các loại cây dược liệu.

Sửa lại: ………………………………………………

3. Đất phù sa thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả.

Sửa lại: ………………………………………………

4. Ở các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.

Sửa lại: ………………………………………………

5. Đất phù sa rất màu mỡ nên thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp và cây lương thực mà không cần nhiều công chăm sóc.

Sửa lại: ………………………………………………

Trả lời:

1. Đất feralit thích hợp để trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả dài ngày, phát triển đồng cỏ để chăn nuôi gia súc lớn. [Đ]

Sửa lại: ………………………………………………

2. Đất feralit thích hợp để phát triển rừng sản xuất và các loại cây dược liệu. [Đ]

Sửa lại: ………………………………………………

3. Đất phù sa thích hợp với trồng lúa và các cây lương thực khác, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả. [Đ]

Sửa lại: ………………………………………………

4. Ở các vùng cửa sông, ven biển có điều kiện thuận lợi cho khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. [Đ]

Sửa lại: ………………………………………………

5. Đất phù sa rất màu mỡ nên thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp và cây lương thực mà không cần nhiều công chăm sóc. [S]

Câu 3 trang 49 SBT Địa Lí 8: Hãy hoàn thành bảng dưới đây về nhóm đất phù sa ở nước ta.

Các loại đất phù sa

Đặc điểm

Phân bố

Đất phù sa sông

Đất phèn

Đất mặn

Trả lời:

Các loại đất phù sa

Đặc điểm

Phân bố

Đất phù sa sông

Loại đất phù sa trung tính, ít chua; đất có màu nâu, tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng.

Điển hình là đất phù sa của sông Hồng và sông Cửu Long

Đất phèn

Đất bị chua, nghèo dinh dưỡng.

Hình thành ở những vùng trũng nước lâu ngày

Đất mặn

Đất chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4, nghèo dinh dưỡng

Ở các vùng cửa sông, ven biển.

Câu 4 trang 49 SBT Địa Lí 8: Hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây.

Những biểu hiện của sự thoái hoá đất ở nước ta

Đất bị xói mòn, rửa trôi ………

..............................................................................................

Trả lời:

Những biểu hiện của sự thoái hóa đất ở nước ta

Đất bị xói mòn, rửa trôi chiếm diện tích lớn ở các vùng đồi núi do nạn phá rừng, vì vậy, đất không còn độ phì, chất dinh dưỡng cho thực vật phát triển, đất khó phục hồi

Đất canh tác, nhất là đất trồng trọt bị suy giảm độ phì, bạc màu do khai thác quá mức; đất còn bị ô nhiễm do sử dụng nhiều phân hóa học, thuốc trừ sâu và ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt chưa qua xử lí

Nguy cơ đất bị hoang mạc hóa xảy ra ở một số nơi khô hạn

Mặn hoá do nước biển xâm nhập ở vùng ven biển;...

Câu 5 trang 50 SBT Địa Lí 8: Hãy sưu tầm hình ảnh và thông tin về một số biện pháp chống thoái hoá đất của nước ta. Dán hình ảnh và ghi thông tin về các biện pháp chống thoái hoá đất mà em thu thập được vào các ô tương ứng trong bảng dưới đây.

Biện pháp chống thoái hóa đất

Hình ảnh

Thông tin

Trồng rừng

Mô hình nông – lâm kết hợp

Xây dựng công trình thủy lợi

Trả lời:

Biện pháp chống thoái hóa đất

Hình ảnh

Thông tin

Trồng rừng

Trồng rừng là biện pháp cấp bách, quan trọng trong việc chống thoái hoá đất. Trồng rừng ở vùng ven biển, vùng ngập nước cũng hạn chế được nạn cát bay, chống sạt lở bờ biển.

Mô hình nông – lâm kết hợp

Nông lâm kết hợp hay nông lâm nghiệp là một hệ thống quản lý sử dụng đất, trong đó cây hàng năm, cây bụi, cây thân thảo được trồng xung quanh hoặc xen giữa các cây trồng lâu năm, cũng có thể kết hợp đồng cỏ hoặc chăn nuôi.

Xây dựng công trình thủy lợi

Xây dựng cơ sở vật chất, công trình thủy lợi (ví dụ như hồ chứa nước ngọt) để cải tạo đất được hiệu quả.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 13

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Địa lý lớp 8 bài 12: Sử dụng hợp lí tài nguyên đất sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Lịch sử và Địa lý lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    😅😅😅😅😅

    Thích Phản hồi 02/12/23
    • Kim Ngưu
      Kim Ngưu

      😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 02/12/23
      • Bơ

        🤙🤙🤙🤙🤙🤙

        Thích Phản hồi 02/12/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm