Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 4

Với nội dung bài Giải sách bài tập Địa lí 8 bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Địa lí 8.

Bài: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản

Câu 1 trang 16 SBT Địa Lí 8: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.

1. trang 16 SBT Địa Lí 8: Nhóm khoáng sản kim loại không bao gồm

A. sắt.

B. đồng.

C. bô-xít.

D. a-pa-tít.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

2. trang 16 SBT Địa Lí 8: Ý nào đúng về đặc điểm của tài nguyên khoáng sản ở Việt Nam?

A. Tài nguyên khoáng sản nước ta khá phong phú.

B. Phần lớn các mỏ khoáng sản có quy mô lớn.

C. Khoáng sản phân bố tập trung ở một số vùng.

D. Phân bố khoáng sản gắn liền với trình độ phát triển kinh tế.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

3. trang 16 SBT Địa Lí 8: Tên một mỏ dầu ở thềm lục địa nước ta là

A. Tiền Hải.

B. Rạng Đông.

C. Hàm Tân.

D. Vĩnh Hảo.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

4. trang 16 SBT Địa Lí 8: Biện pháp nào dưới đây góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản ở nước ta?

A. Thực hiện nghiêm Luật Khoáng sản của nước ta.

B. Cấm khai thác và sử dụng khoáng sản.

C. Không quy trách nhiệm của cá nhân mà tập trung vào tổ chức.

D. Đẩy mạnh khai thác để xuất khẩu khoáng sản thu ngoại tệ.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

5. trang 16 SBT Địa Lí 8: Một trong những vai trò của tài nguyên khoáng sản là

A. nguyên liệu chính cho ngành công nghiệp.

B. cung cấp nhiên liệu cho tiêu dùng.

C. nguyên liệu chính cho ngành dịch vụ.

D. cung cấp nhiên liệu cho nông nghiệp.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

Câu 2 trang 16 SBT Địa Lí 8: Dựa vào hình 4.1 trang 110 trong SGK và các từ hoặc cụm từ cho sẵn dưới đây, hãy hoàn thành bảng thông tin về tài nguyên khoáng sản ở nước ta.

dầu mỏ;   đồng;   đá vôi;   bô-xít;   sắt;   khí tự nhiên;   thiếc;   than nâu;   vàng;   than đá;  a-pa-tít

Trả lời:

Nhóm khoáng sản

Tên khoáng sản

Phân bố

Năng lượng

dầu mỏ

khí tự nhiên

than đá

+ Dầu mỏ và khí tự nhiên được tích tụ trong các bể trầm tích ở vùng thềm lục địa;

+ Than đá tập trung ở vùng Đông Bắc;

Kim loại

đồng

bô-xít

sắt

+ Đồng tập trung ở Tây Bắc Bộ.

+ Sắt: phân bố rải rác từ Bắc Bộ đến Nam trung bộ

+ Bô-xit phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên,...

Phi kim loại

đá vôi

thiếc

vàng

a-pa-tít

+ Thiếc: Phân bố chủ yếu ở Cao Bằng

+ Vàng: Phân bố chủ yếu ở Quảng Nam

+ Apatit: Phân bố ở Lào Cai

+ Đá vôi: Trữ lượng lớn ở Bắc Bộ và Trung Bộ

Câu 3 trang 17 SBT Địa Lí 8: Hãy hoàn thành sơ đồ dưới đây.

Trả lời:

Câu 4 trang 18 SBT Địa Lí 8: Hãy sưu tầm hình ảnh về hiện trạng khai thác một số tài nguyên khoáng sản ở nước ta. Dán hình ảnh vào các ô tương ứng và ghi tên hình vào chỗ trống (……....) dưới hình.

Trả lời:

Câu 5 trang 18 SBT Địa Lí 8: Hãy tìm kiếm các thông tin về hiện tượng khai thác một trong những khoáng sản mà em đã sưu tầm hình ảnh ở câu 4 và viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) mô tả về hiện trạng khai thác và đề xuất một số biện pháp khai thác bền vững loại khoáng sản đó.

Trả lời:

Boxit là một loại quặng nhôm mà có nguồn gốc đá núi lửa, cụ thể là loại quặng này được hình thành từ quá trình phong hóa các loại đá giàu nhôm hoặc từ tích tụ các quặng có trước bởi quá trình xói mòn. Quặng boxit thì có màu hồng hoặc nâu và thường phân bố chủ yếu vùng vành đai xung quanh xích đạo, đặc biệt là trong môi trường nhiệt đới.

Chính vì boxit có bản chất là quặng nhôm, mà trong đó có chứa gần 95% là hợp chất alumina (Al2O3) – một loại nguyên liệu chính dùng để luyện nhôm. Do đó mà boxit được khai thác với mục đích chủ yếu là để luyện nhôm.

Đặc điểm của quặng boxit là được phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới, do đó mà quặng boxit cũng có xuất hiện nhiều tại Việt Nam. Cụ thể là, quặng boxit ở Việt Nam có hai loại chính, gồm:

∙ Boxit nguồn gốc trầm tích tập trung ở các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc

Giang, Sơn La và Nghệ An.

∙ Boxit nguồn gốc phong hoá laterit từ đá bazan tập trung ở các tỉnh phía Nam như Kon Tum, Đắk

Nông, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Phú Yên và Quảng Ngãi.

Có thể thấy là mặc dù quặng boxit được phân bổ khá đều trên khắp Việt Nam, tuy nhiên quặng boxit ở Tây Nguyên được nhà nước chú trọng tập trung khai thác. Bởi theo số liệu thu thập được thì trữ lượng boxit ở Tây Nguyên lên đến gần 8 tỉ tấn.

Chính vì thế mà hoạt động khai thác quặng boxit ở Tây Nguyên rất phát triển và được thực hiện với quy mô lớn. Cụ thể là hoạt động khai thác boxit ở Tây Nguyên được thực hiện đồng loạt theo nhiều dự án khác nhau, thậm chí là có sự tham gia của cả chính phủ Việt Nam và nhiều đối tác lớn.

Và mặc dù hoạt động khai thác boxit ở Tây Nguyên là đều có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức có tiếng với sự đầu tư lớn cả về con người và cơ sở vật chất, tuy nhiên các dự án khai thác boxit đó ở Tây Nguyên vẫn gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau không chỉ trên báo chí mà còn trong cả cuộc họp Quốc hội. Bởi những ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng boxit đến tình hình an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế cũng như các tác động đến xã hội và môi trường sinh thái không chỉ với các tỉnh Tây Nguyên mà còn với cả đất nước.

Cụ thể là, hoạt động khai thác quặng bôxit là một quy trình phức tạp, mất nhiều thời gian, đặc biệt là sẽ phải cần đến một lượng nước và điện khổng lồ, do đó sẽ làm tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên và năng lượng. Không chỉ vậy, sau khi khai thác quặng boxit thì còn phải trải qua nhiều quy trình chế biến phức tạp mới thu được sản phẩm cần thiết là oxit nhôm, rồi từ oxit nhôm để ra được nhôm kim loại lại phải tiếp tục thêm một quá trình điện phân nữa. Và theo tính toán thì để điện phân ra được 1 tấn nhôm thì phải tiêu tốn khoảng 12.000 kWh điện.

Ngoài ra quá trình khai thác và chế biến quặng boxit còn làm phát thải ra bùn đỏ và khí thải nhà kính, không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn gây hại cho cả hệ sinh thái. Bởi bùn đỏ là một chất thải cực kỳ nguy hại có chứa phóng xạ mà lại không có cách xử lý nào ngoài việc chôn lấp, và việc chôn lấp bùn đỏ ngay tại Tây nguyên với vị trí thượng nguồn các con sông lớn sẽ làm tạo ra những núi “bom bẩn”, đặc biệt nguy hiểm nếu xảy ra thiên tai, lũ quét gây tràn vỡ. Còn khí thải nhà kính thì lại gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu, tạo ra những hệ lụy không chỉ với Tây Nguyên hay Việt Nam mà còn với cả nhân loại.

Cùng với những hệ lụy kể trên, hoạt động khai thác quặng boxit không chỉ làm xói mòn đất mà mặt đất đã trải qua quá trình khai thác đó cũng khó có khả năng hoàn thổ và tái tạo. Hệ quả là không chỉ quỹ đất bị thu hẹp lại mà còn kéo theo cả việc không có điều kiện để trồng rừng, giữ cân bằng hệ sinh thái.

>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Địa lý 8 Chân trời sáng tạo bài 5

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Địa lý lớp 8 bài 4: Đặc điểm chung của tài nguyên khoáng sản, sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Lịch sử và Địa lí 8 Kết nối tri thức Lịch sử và Địa lý lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 30/11/23
    • Song Ngư
      Song Ngư

      😃😃😃😃😃😃😃

      Thích Phản hồi 30/11/23
      • Đen2017
        Đen2017

        😉😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi 30/11/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Lịch sử và Địa lí 8 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm