Giải SBT GDCD 6 Cánh diều bài 1
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải SBT GDCD 6 bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ
Câu 1 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Truyền thống của gia đình, dòng họ được thể hiện trong những lĩnh vực nào?
Lời giải:
- Truyền thống của gia đình, dòng họ được thể hiện ở: lối sống, cách ứng xử; tinh thần học tập - làm việc… của các thành viên trong gia đình, dòng họ
Câu 2 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Những hình ảnh dưới đây nói về truyền thống nào của các gia đình, dòng họ?
Lời giải:
Những truyền thống gia đình, dòng họ được thể hiện trong các hình ảnh là:
- Hình 1: làm nón lá (nghề truyền thống)
- Hình 2: tinh thần hiếu học
- Hình 3: hiếu thảo, yêu thương gia đình
- Hình 4: làm gốm sứ (nghề truyền thống)
Câu 3 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Tại địa phương em ở có những truyền thống gia đình, dòng họ nào?
Lời giải:
- Một số truyền thống gia đình, dòng họ tiêu biểu ở địa phương em:
+ Chăm chỉ lao động
+ Hiếu học
+ Hiếu thảo.
+ Yêu nước
+ Nghề làm nón lá (Ngọc Mỹ, Quốc Oai, Hà Nội).
+ Nghề làm kẹo chè lam (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
+ Nghề làm gốm (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội).
…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 4 trang 5 SBT Giáo dục công dân 6: Hằng năm cứ đến dịp nghỉ hè, dòng họ T luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu trong họ đạt kết quả cao trong học tập. Việc làm này thể hiện điều gì?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Ghi nhận truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ.
B. Động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt.
C. Khoe thành tích của con cháu với mọi người.
D. So sánh thành tích học tập của con cháu gia đình này với gia đình khác trong dòng họ.
Lời giải:
Việc dòng họ T luôn tổ chức tặng quà cho các con, cháu trong họ đạt kết quả cao trong học tập đã thể hiện sự động viên tinh thần và khích lệ con cháu học tập tốt => Chọn đáp án B.
Câu 5 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6: Biểu hiện nào dưới đây thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Bán lại bí quyết làm nghề cho người trả giá cao
B. Truyền nghề cho con cháu
C. Bỏ nghề điêu khắc vì vất vả và mất thời gian.
D. Không xuất khẩu hàng truyền thống.
Lời giải:
- Truyền nghề cho con cháu là biểu hiện thể hiện việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ => chọn đáp án B.
Câu 6 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta
A. sống trong sạch, lương thiện
B. chăm ngoan, học giỏi
C. có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống.
D. có kiến thức và phương pháp học tập tốt hơn.
Lời giải:
- Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm và sức mạnh trong cuộc sống (SGK - trang 6) => chọn đáp án C
Câu 7 trang 6 SBT Giáo dục công dân 6: Em hãy đánh dấu X vào những truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ trong bảng dưới đây:
STT | Truyền thống tốt đẹp | Đúng | Sai |
1 | Hiếu học | ||
2 | Tôn sư trọng đạo | ||
3 | Tảo hôn | ||
4 | Tiết kiệm | ||
5 | Đoàn kết | ||
6 | Trọng nam khinh nữ | ||
7 | Yêu nước | ||
8 | Nhân nghĩa | ||
9 | Thách cưới | ||
10 | Xem bói đầu năm |
Lời giải:
STT | Truyền thống tốt đẹp | Đúng | Sai |
1 | Hiếu học | X | |
2 | Tôn sư trọng đạo | X | |
3 | Tảo hôn | X | |
4 | Tiết kiệm | X | |
5 | Đoàn kết | X | |
6 | Trọng nam khinh nữ | X | |
7 | Yêu nước | X | |
8 | Nhân nghĩa | X | |
9 | Thách cưới | X | |
10 | Xem bói đầu năm | X |
Câu 8 trang 7 SBT Giáo dục công dân 6: Việc làm nào dưới đây là cần thiết để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ?
(Đánh dấu X vào ô tương ứng)
STT | Việc cần làm | Đúng | Sai |
1 | Chăm ngoan, học giỏi | ||
2 | Không gây gổ, đánh nhau | ||
3 | Xấu hổ vì gia đình và dòng họ còn nghèo | ||
4 | Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ | ||
5 | Sống trong sạch, lương thiện | ||
6 | Chơi trò chơi điện tử | ||
7 | Bán đất của gia đình để lấy vốn khởi nghiệp | ||
8 | Chăm đọc sách, báo để tìm hiểu về nghề truyền thống |
Lời giải:
STT | Việc cần làm | Đúng | Sai |
1 | Chăm ngoan, học giỏi | X | |
2 | Không gây gổ, đánh nhau | X | |
3 | Xấu hổ vì gia đình và dòng họ còn nghèo | X | |
4 | Kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ | X | |
5 | Sống trong sạch, lương thiện | X | |
6 | Chơi trò chơi điện tử | X | |
7 | Bán đất của gia đình để lấy vốn khởi nghiệp | X | |
8 | Chăm đọc sách, báo để tìm hiểu về nghề truyền thống | X |
Câu 9 trang 7 SBT Giáo dục công dân 6: Đọc câu chuyện dưới đây và trả lời câu hỏi
DÒNG HỌ HIẾU HỌC ĐIỂN HÌNH Ở QUẢNG YÊN
Quảng Yên là vùng đất có truyền thống hiếu học. Trong đó, dòng họ Lê là một trong những dòng họ điển hình trên địa bàn thị xã duy trì tốt phong trào khuyến học, khuyến tài. Với truyền thống hiếu học, thời gian qua dòng họ Lê đã đóng góp tích cực trong phong trào xây dựng xã hội học tập, xây dựng quê hương, đất nước ngày một phát triển.
Dòng họ Lê có gốc gác ở làng Đồng Lầm, phủ Hoài Đức, thành Thăng Long (Hà Nội). Cách đây chừng 600 năm, ông Tổ dòng họ di cư khai hoang mở đất ở khu Làng Cốc, Hưng Yên (nay là phương Phong Cốc, thị xã Quảng Yên). Dòng họ Lê có truyền thống hiếu học suốt 22 đời nay. Đến nay, dòng họ có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân…
Để tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học, Hội đồng gia tộc họ Lê đã sớm thành lập Ban Khuyến học. Hưởng ứng phong trào xây dựng “Dòng họ hiếu học”, Ban Khuyến học phường đã vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”; tích cực vận động, khuyến khích con cháu tham gia trở thành hội viên của hội khuyến học các cấp; đóng góp, xây dựng, ủng hộ Quỹ Khuyến học của dòng họ, địa phương và ở các đơn vị con cháu học tập, công tác,… Quỹ Khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm nay luôn duy trì mức 200 triệu đồng.
Đã thành thông lệ, trong tháng Giêng hằng năm, vào dịp giỗ Tổ và thanh minh, tại Nhà thờ Tổ họ Lê ở khu 5, phường Phong Cốc (thị xã Quảng Yên), con cháu dòng họ lại tập trung đông đủ để ôn lại truyền thống gia tộc. Dịp này, Hội đồng gia tộc dòng họ tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi. Đặc biệt, đối với những người có thành tích nổi bật trong học tập đã được Hội đồng gia tộc tặng bức tượng cử nhân và được ghi tên trong Sổ vàng truyền thống của dòng họ. Đây là phần thưởng cao quý thể hiện sự ghi nhận, có ý nghĩa động viên, khích lệ con cháu của dòng họ; nhắc nhở con cháu khắc ghi, phát huy truyền thống gia tộc và cũng là dịp để Hội đồng gia tộc báo công với tổ tiên, họ hàng về những phấn đấu, nỗ lực của con cháu trong dòng họ.
(Theo Nguyễn Huế, báo Quảng Ninh, ngày 12/05/2020)
a. Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện như thế nào trong câu chuyện trên?
b. Các gia đình trong dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống gì của gia đình, dòng họ mình?
c. Em còn biết những truyền thống nào khác của gia đình, dòng họ?
Lời giải:
Yêu cầu a) Truyền thống của dòng họ Lê ở Quảng Yên được thể hiện ở những chi tiết:
- Dòng họ Lê có 10 người là thiếu tướng, đại tá, phó giáo sư; 7 tiến sĩ và trên 300 thạc sĩ, cử nhân,…
- Hội đồng gia tộc họ Lê sớm thành lập Ban Khuyến học.
- Hưởng ứng, vận động các gia đình trong dòng họ đăng kí và phấn đấu trở thành “Gia đình hiếu học”
- Quỹ khuyến học của dòng họ Lê nhiều năm luôn duy trì mức 200 triệu đồng.
- Tháng Giêng hàng năm, Hội đồng gia tộc tổ chức tuyên dương con cháu thành đạt, vượt khó học giỏi.
Yêu cầu b) Các gia đình dòng họ Lê có thể tự hào về truyền thống hiếu học của dòng họ.
Yêu cầu c) Những truyền thống khác của gia đình, dòng họ:
+ Chăm chỉ lao động
+ Hiếu học
+ Hiếu thảo.
+ Yêu nước
+ Tôn sư trọng đạo
…
Câu 10 trang 8 SBT Giáo dục công dân 6: Gia đình Hoa có truyền thống hiếu học, đạt nhiều thành tích cao trong học tập và thành công trong cuộc sống. Hoa tự hào khoe với các bạn và cho rằng mình không cần học nhiều mà sẽ thành công theo truyền thống của gia đình.
Em có đồng ý với ý kiến của Hoa không? Vì sao?
Lời giải:
- Em không đồng ý với ý kiến của Hoa.
- Vì để có được thành tích cao, các thành viên trong gia đình Hoa đã phải nỗ lực, kiên trì học tập. Nếu Hoa không học thì sẽ không thể đạt được thành tích cao. Mặt khác, nếu Hoa không nỗ lực học tập, Hoa sẽ làm mất đi truyền thống hiếu học của gia đình.
Câu 11 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Trong buổi tham quan Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, giáo viên tổ chức cho học sinh thảo luận về truyền thống của gia đình, dòng họ. Có bạn cho rằng truyền thống đạo đức là quan trọng nhất, bạn khác cho rằng truyền thống hiếu học quan trọng hơn, nhiều bạn lại cho rằng truyền thống nghề nghiệp mới quan trọng hơn cả.
Em đồng tình với ý kiến nào trên đây? Vì sao?
Lời giải:
- Em không đồng ý với những ý kiến mà các bạn học sinh đưa ra.
- Vì: truyền thống nào cũng có những giá trị tốt đẹp; chúng ta cần phải tôn trọng các truyền thống của mỗi gia đình, dòng họ.
Câu 12 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Ông nội An là nghệ nhân điêu khắc đá. Nghỉ hè, khi được về quê, An say mê ngắm nhìn ông khắc họa từng đường nét cho phiến đá. Về nhà, An xin bố mẹ cho nghỉ học để về quê học nghề điêu khắc đá của ông.
Nếu em là bạn của An, em sẽ khuyên An như thế nào?
Lời giải:
- Nếu là bạn của An, em sẽ khuyên An:
+ Nên tiếp tục đi học, việc học tập trang bị cho chúng ta những tri thức mới, giúp chúng ta có thêm nhiều hiểu biết
+ Để nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề điêu khắc đá, vào mỗi dịp rảnh, An có thể về quê để học thêm nghề từ ông.
Câu 13 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Em sẽ làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ trong học tập và lao động?
Lời giải:
Để giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ, em sẽ:
- Chăm chỉ, phấn đấu học tập không ngừng, ham học hỏi, có tinh thần cầu thị.
- Cần cù, chịu khó, sáng tạo và kiên trì trong lao động
- Có ý thức giữ gìn nền nếp, truyền thống của gia đình
- Không làm điều gì tổn hại đến thanh danh gia đình, dòng họ
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Câu 14 trang 9 SBT Giáo dục công dân 6: Có ý kiến cho rằng, truyền thống của gia đình, dòng họ là những thứ đã lạc hậu, không còn phù hợp, cần phải được xóa bỏ.
Em suy nghĩ thế nào về ý kiến trên?
Lời giải:
- Em không đồng ý với ý kiến trên.
- Truyền thống gia đình, dòng họ là những giá trị tốt đẹp mà gia đình, dòng họ đã tạo ra, được lưu truyền, phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những thứ lạc hậu, không phù hợp thì không được gọi là truyền thống gia đình, dòng họ => Vì thế, chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống của gia đình, dòng họ; góp phần làm phong phú thêm truyền thống và bản sắc dân tộc, nhất là trong thời đại ngày nay.
>>>> Bài tiếp theo Giải SBT GDCD 6 Cánh diều bài 2
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT GDCD lớp 6 bài 1: Tự hào về truyền thống gia đình, dòng họ Cánh diều. Các em học sinh tham khảo thêm GDCD lớp 6 Kết nối tri thức và Giáo dục công dân 6 Chân trời sáng tạo. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.