Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 36
Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9.
Bài: Các quy luật di truyền của Mendel
Câu 36.1 trang 97 Sách bài tập KHTN 9: Mendel chọn cây đậu hà lan để tiến hành nghiên cứu vì có các đặc điểm nào sau đây?
(1) Có nhiều biến dị.
(2) Hoa lưỡng tính.
(3) Hoa đơn tính.
(4) Thời gian sinh trưởng dài.
(5) Thời gian sinh trưởng ngắn.
(6) Có ít biến dị.
(7) Có nhiều tính trạng tương phản.
(8) Tự thụ phấn nghiêm ngặt.
A. (1), (2), (5), (7), (8).
B. (1), (2), (3), (4), (5), (6), (7).
C. (3), (4), (5), (6), (7), (8).
D. (1), (2), (3), (7), (8).
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Mendel chọn cây đậu hà lan để tiến hành nghiên cứu vì có các đặc điểm là:
(1) Có nhiều biến dị.
(2) Hoa lưỡng tính.
(5) Thời gian sinh trưởng ngắn.
(7) Có nhiều tính trạng tương phản.
(8) Tự thụ phấn nghiêm ngặt.
Những đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi, góp phần tạo nên sự thành công cho các nghiên cứu của Mendel.
Câu 36.2 trang 97 Sách bài tập KHTN 9: Lai phân tích là phép lai
A. giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn giúp xác định cá thể đem lai có thuần chủng hay không.
B. giữa cơ thể mang tính trạng lặn chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng trội giúp xác định cá thể đem lai có thuần chủng hay không.
C. giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn giúp xác định kiểu gene của cơ thể lặn.
D. giữa cơ thể mang tính trạng trội đã biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn giúp xác định cá thể đem lai có thuần chủng hay không.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Lai phân tích là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội chưa biết kiểu gene với cơ thể mang tính trạng lặn giúp xác định cá thể đem lai có thuần chủng hay không.
Câu 36.3 trang 97 Sách bài tập KHTN 9: Điền từ/cụm từ còn thiếu trong đoạn văn bên dưới để hoàn thành phát biểu về quy luật phân li.
Mỗi tính trạng do một cặp (1) ... quy định. Trong quá trình phát sinh (2) ..., mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân tố di truyền phân li về một giao tử. Mỗi giao tử chỉ chứa một trong hai (3) ... của cặp nhân tố di truyền.
Lời giải:
(1) nhân tố di truyền
(2) giao tử
(3) nhân tố di truyền.
Câu 36.4 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Điền từ/cụm từ còn thiếu trong câu văn bên dưới để hoàn thành phát biểu về quy luật phân li độc lập.
Các cặp (1) ... quy định các cặp tính trạng khác nhau (2) ... và (3) ... trong quá trình phát sinh giao tử.
Lời giải:
(1) nhân tố di truyền
(2) phân li độc lập
(3) tổ hợp tự do.
Câu 36.5 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Cơ thể có kiểu gene AaBbddEe qua giảm phân sẽ cho số loại giao tử là
A. 8.
B. 12.
C. 16.
D. 4.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Mỗi cặp gene dị hợp tử giảm phân tạo 2 loại giao tử. Trong cơ thể có kiểu gene AaBbddEe có 3 cặp gene dị hợp tử tạo 23 = 8 loại giao tử.
Câu 36.6 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Điều nào sau đây không đúng với quy luật phân li của Mendel?
A. Mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gene quy định.
C. Do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố của cặp nhân tố di truyền.
D. F1 tuy là cơ thể lai nhưng khi tạo giao tử thì giao tử là thuần khiết.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Quy luật phân li của Mendel đề cập đến hiện tượng mỗi gene quy định một tính trạng (mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền quy định). Còn hiện tượng mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gene quy định là hiện tượng tương các gene.
Câu 36.7 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Trong trường hợp gene trội không hoàn toàn, tỉ lệ phân li kiểu hình 1 : 1 ở F1 sẽ xuất hiện trong kết quả của phép lai nào dưới đây?
A. Aa × Aa.
B. aa × aa.
C. AA × Aa.
D. AA × AA.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Trong trường hợp gene trội không hoàn toàn, tỉ lệ kiểu hình = tỉ lệ kiểu gene.
A. Sai. Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1 aa.
B. Sai. aa × aa → 100% aa.
C. Đúng. AA × Aa → 1AA : 1Aa.
D. Sai. AA × AA → 100%AA.
Câu 36.8 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử, Mendel đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào?
A. Cho F1 lai phân tích.
B. Cho F2 tự thụ phấn.
C. Cho F1 giao phấn với nhau.
D. Cho F1 tự thụ phấn.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Mendel đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách thực hiện lai phân tích F1. Khi lai phân tích cây hoa tím F1 cho đời con có cả hoa tím và hoa trắng với tỉ lệ 3 : 1. Điều đó chứng tỏ mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn với nhau và phân li đồng đều về các giao tử.
Câu 36.9 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Hãy chỉ ra phương pháp nghiên cứu độc đáo của Mendel.
Lời giải:
Phương pháp nghiên cứu độc đáo của Mendel:
- Nghiên cứu thực nghiệm qua hàng nghìn phép lai.
- Đưa toán thống kê, định lượng vào phân tích con lai qua các thế hệ.
Câu 36.10 trang 98 Sách bài tập KHTN 9: Hãy ghép các thuật ngữ ở cột bên trái với các mô tả ở cột bên phải trong bảng bên dưới.
Phát biểu | Mô tả |
1) Nhân tố di truyền | a) Quy định tính trạng của sinh vật. |
2) Allele | b) Là tính trạng biểu hiện ở F1. |
3) Tính trạng trội | c) Trạng thái khác nhau của cùng một gene. |
4) Dòng thuần | d) Không được biểu hiện ở F1 mà chỉ được biểu hiện ở F2 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel. |
5) Kiểu hình | e) Tổ hợp các tính trạng của cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài. |
6) Kiểu gene | g) Có các thế hệ sau đồng nhất với nhau và với bố mẹ về một vài tính trạng nào đó. |
7) Tính trạng lặn | h) Tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể. |
Lời giải:
1 – a: Nhân tố di truyền quy định tính trạng của sinh vật.
2 – c: Allele là trạng thái khác nhau của cùng một gene.
3 – b: Tính trạng trội là tính trạng biểu hiện ở F1.
4 – g: Dòng thuần có các thế hệ sau đồng nhất với nhau và với bố mẹ về một vài tính trạng nào đó.
5 – e: Kiểu hình là tổ hợp các tính trạng của cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài.
6 – h: Kiểu gene là tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể.
7 – d: Tính trạng lặn không được biểu hiện ở F1 mà chỉ được biểu hiện ở F2 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel.
Câu 36.11 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Một gene có allele trội A và allele lặn a. Tỉ lệ đời con của phép lai AA × Aa đồng hợp tử trội, đồng hợp tử lặn, dị hợp là bao nhiêu?
Lời giải:
AA × Aa → Đời con có 1AA : 1Aa. Do đó, tỉ lệ đời con đồng hợp tử trội (AA) là 50%, đồng hợp tử lặn (aa) là 0%, dị hợp tử (Aa) là 50%.
Câu 36.12 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Một cá thể có kiểu gene BbDD được giao phối với cá thể có kiểu gene BBDd. Giả sử các cặp allele phân li độc lập, hãy xác định tất cả các kiểu gene có thể có ở đời con và tính tỉ lệ mỗi kiểu gene đó.
Lời giải:
P: BbDD × BBDd
GP: 1BD : 1bD 1BD : 1Bd
F1:
1BD | 1bD | |
1BD | 1BBDD | 1BbDD |
1Bd | 1BBDd | 1BbDd |
→ Tỉ lệ các kiểu gene ở đời con: 25% BBDD, 25% BBDd, 25% BbDD, 25% BbDd.
Câu 36.13 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Giả sử ba tính trạng màu hoa, màu hạt và hình dạng quả do ba cặp allele AaRrYy quy định. Biết các cặp allele phân li độc lập, hãy xác định tỉ lệ các cơ thể có kiểu gene đồng hợp lặn trong phép lai sau: AaRrYy × aaRryy.
Lời giải:
P: AaRrYy × aaRryy
- Cơ thể có kiểu gene AaRrYy cho tỉ lệ 1/2 a × 1/2 r × 1/2 y = 1/8 ary.
- Cơ thể có kiểu gene aaRryy cho tỉ lệ 1 a × 1/2 r × 1 y = 1/2 ary.
Do đó, tỉ lệ cơ thể có kiểu gene đồng hợp lặn của phép lai trên là:
1/8 ary × 1/2 ary = 1/16 aarryy (cơ thể có kiểu gene đồng hợp lặn)
Câu 36.14 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Ở người, hệ nhóm máu ABO do ba gene allele IA, IB, IO quy định; trong đó IA, IB trội hoàn toàn so với IO. Nhóm máu A được quy định bởi allele IA, nhóm máu B được quy định bởi allele IB, nhóm máu O được quy định bởi kiểu gene IO IO, nhóm máu AB được quy định bởi kiểu gene IAIB. Biết không xảy ra đột biến.
a) Kiểu gene quy định nhóm máu A và nhóm máu B là gì?
b) Bố mẹ cần có kiểu gene như thế nào để sinh con cái có đủ bốn loại nhóm máu?
c) Có ý kiến cho rằng: "Một cặp vợ chồng có thể sinh ra các con có nhóm máu hoàn toàn khác so với bố mẹ của chúng". Theo em, ý kiến đó đúng hay sai? Giải thích.
d) Trường hợp nào sau đây có thể xác định chính xác mẹ của đứa trẻ mà không cần biết nhóm máu của người bố? Giải thích.
(1) Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
(2) Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
Lời giải:
a) Do nhóm máu A được quy định bởi allele IA, nhóm máu B được quy định bởi allele IB và IA, IB trội hoàn toàn so với IO → Kiểu gene quy định nhóm máu A gồm IAIA và IAIO; kiểu gene quy định nhóm máu B gồm IBIB và IBIO.
b) Để sinh con cái có đủ bốn loại nhóm máu thì bố mẹ đều phải mang allele IO (để đảm bảo có con nhóm máu O – IOIO) và cho đủ allele IA, IB (để đảm bảo có con thuộc 3 nhóm máu A, B, AB) → Kiểu gene của bố mẹ là: IAIO × IBIO.
c) Ý kiến đó là đúng. Ví dụ:
- Bố và mẹ có nhóm máu A và B (IAIO × IBIO), sinh con có nhóm máu AB (IAIB) hoặc O (IOIO).
- Bố và mẹ có nhóm máu A và B (IAIA × IBIB), sinh con có nhóm máu AB (IAIB).
- Bố và mẹ có nhóm máu AB và A (IAIB × IAIO), sinh con có nhóm máu B (IBIO).
- Bố và mẹ có nhóm máu AB và B (IAIB × IBIO), sinh con có nhóm máu A (IAIO).
- Hoặc các trường hợp khác như IAIB × IOIO, IBIO × IBIO,...
d) Trường hợp (2) có thể xác định chính xác mẹ của đứa trẻ mà không cần biết nhóm máu của người bố vì người mẹ có nhóm máu AB không thể sinh con có nhóm máu O và người mẹ có nhóm máu AB cũng không thể sinh con có nhóm máu O.
Câu 36.15 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Bạn A được giao một cây đậu bí ẩn chưa biết kiểu gene nhưng biết kiểu hình là thân cao, hoa tím. Làm thế nào để bạn A có thể kiểm tra chính xác kiểu gene của cây đậu bí ẩn nói trên?
Lời giải:
- Để xác định kiểu gene của cây đậu bí ẩn trên, bạn A cần sử dụng phép lai phân tích giữa cây đậu thân cao, hoa tím với cây đậu thân thấp, quả trắng. Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ đồng tính cây thân cao, hoa tím thì cây bí ẩn sẽ có kiểu gene đồng hợp trội. Nếu kết quả phép lai cho tỉ lệ phân tính về cặp tính trạng nào thì cây bí ẩn sẽ dị hợp tử về cặp gene đó.
- Quy ước gene: A – thân cao >> a – thân thấp; B – hoa tím >> b – hoa trắng.
TH1: Cây đậu thân cao, hoa tím có kiểu gene thuần chủng AABB
P: Thân cao, hoa tím (AABB) × Thân thấp, hoa trắng (aabb)
GP: AB ab
F1: AaBb (100% Thân cao, hoa tím)
TH2: Cây đậu thân cao, hoa tím có kiểu gene AaBB
P: Thân cao, hoa tím (AaBB) × Thân thấp, hoa trắng (aabb)
GP: 1AB : 1aB ab
F1: 1AaBb : 1aaBb (1 Thân cao, hoa tím : 1 Thân thấp, hoa tím)
TH3: Cây đậu thân cao, hoa tím có kiểu gene AABb
P: Thân cao, hoa tím (AaBB) × Thân thấp, hoa trắng (aabb)
GP: 1AB : 1Ab ab
F1: 1AaBb : 1Aabb (1 Thân cao, hoa tím : 1 Thân cao, hoa trắng)
TH4: Cây đậu thân cao, hoa tím có kiểu gene AABb
P: Thân cao, hoa tím (AaBb) × Thân thấp, hoa trắng (aabb)
GP: 1AB : 1Ab : 1aB : 1ab ab
F1: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
(1 Thân cao, hoa tím : 1 Thân cao, hoa trắng : 1 Thân thấp, hoa tím : 1 Thân thấp, hoa trắng)
Câu 36.16 trang 99 Sách bài tập KHTN 9: Một người đàn ông có nhóm máu A lấy vợ có nhóm máu B. Người con của họ có nhóm máu O. Xác định kiểu gene của những người này trong gia đình. Những người con khác của họ có thể có những nhóm máu nào?
Lời giải:
- Người đàn ông nhóm máu A có kiểu gene IAIA hoặc IAIO, người vợ có nhóm máu B có kiểu gene IBIB hoặc IBIO, người con của họ có nhóm máu O có kiểu gene IOIO. Vậy người con phải lấy một giao tử IO từ bố và một giao tử IO từ mẹ. Do đó, bố có kiểu gene IAIO, mẹ có kiểu gene IBIO.
- Ta có sơ đồ lai:
P: Bố nhóm máu A (IAIO) × Vợ nhóm máu B (IBIO)
GP: 1IA : 1IO 1IB : 1IO
F1: 1IAIO : 1IBIO : 1IAIB : 1IOIO
(25% nhóm máu A : 25% nhóm máu B : 25% nhóm máu AB : 25% nhóm máu O)
→ Những người con khác có thể có các kiểu gene là IAIO; IBIO; IAIB; IOIO.
>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 37