Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 28

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 bài 28: Tinh bột và cellulose sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

1. Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và cellulose

- Trong tự nhiên, tinh bột có nhiều trong các loại gạo, khoai, ngũ cốc và một số loại quả xanh,… cellulose có nhiều trong bông vải, gỗ, tre,…

- Tinh bột là chất rắn, dạng bột vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh, tan một phần trong nước nóng thành hồ tinh bột.

- Cellulose là chất rắn, màu trắng, dạng sợi, không tan trong nước.

2. Tính chất hóa học của tinh bột và Cellulose

- Công thức phân tử chung của tinh bột và cellulose là (C6H5O10)n, trong đó n gọi là số mắt xích (n có giá trị rất lớn, giá trị n trong cellulose lớn hơn giá trị n trong tinh bột).

- Tinh bột và cellulose đều bị thuỷ phân tạo ra glucose:

- Tinh bột tác dụng với iodine cho màu xanh tím đặc trưng.

3. Ứng dụng của tinh bột và cellulose – Sự tạo thành tinh bột, cellulose và vai trò của chúng trong cây xanh

a. Ứng dụng của tinh bột và cellulose

- Tinh bột là nguồn cung cấp lương thực chính cho con người và nhiều loại động vật; trong công nghiệp, nó được dùng để sản xuất ethylic alcohol,…

- Cellulose có nhiều ứng dụng trong đời sống: sản xuất giấy, vật liệu xây dựng (gỗ), sản xuất vải sợi,…

b. Sự tạo thành tinh bột, cellulose trong cây xanh và vai trò của chúng

- Tinh bột được tạo ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Quá trình quang hợp giúp cân bằng hàm lượng khí carbon dioxide và oxygen trong không khí.

+ Dưới tác động của ánh sáng mặt trời, chất diệp lục, nước và khí carbon dioxide trong không khí sẽ xảy ra quá trình quang hợp tạo ra glucose:

+ Các phân tử glucose lại kết hợp với nhau thành tinh bột, cellulose:

nC6H12O6 → (C6H10O5)n + nH2O

- Cellulose tạo nên thành tế bào của thực vật, tạo nên bộ khung của thực vật.

>>>> Bài tiếp theo: Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo bài 29

Xem thêm các bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Chân trời sáng tạo khác:
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Mít Xù
    Mít Xù

    😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 20:51 23/01
    • Lê Thị Ngọc Ánh
      Lê Thị Ngọc Ánh

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 20:51 23/01
      • Củ Mật
        Củ Mật

        😆😆😆😆😆😆😆😆

        Thích Phản hồi 20:51 23/01
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 9 Chân trời sáng tạo

        Xem thêm
        Chia sẻ
        Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
        Mã QR Code
        Đóng