Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức bài 30

Giải sách bài tập Khoa học tự nhiên 9 bài 30: Tinh bột và cellulose sách Kết nối tri thức hay, chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Khoa học tự nhiên 9.

Bài: Tinh bột và cellulose

Bài 30.1 trang 84 Sách bài tập KHTN 9 : Công thức nào dưới đây là công thức phân tử của tinh bột hoặc cellulose?

A. C5H10O5.

B. C6H12O6.

C. C12H22O11.

D. (C6H10O5)n.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Công thức phân tử của tinh bột hoặc cellulose là: (C6H10O5)n.

Bài 30.2 trang 84 Sách bài tập KHTN 9 : Trong các tính chất vật lí sau, tinh bột và cellulose có chung bao nhiêu tính chất?

(1) chất rắn;

(2) màu trắng;

(3) dạng bột;

(4) không tan trong nước lạnh, nhưng tan trong nước nóng.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Trong các tính chất vật lí trên, tinh bột và cellulose có chung tính chất: chất rắn; màu trắng.

Bài 30.3 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu

A. xanh tím.

B. vàng nâu.

C. đỏ nâu.

D. lục nhạt.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Tinh bột phản ứng với iodine tạo hợp chất có màu xanh tím.

Bài 30.4 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose đều tạo ra

A. glucose.

B. fructose.

C. glucose và fructose.

D. saccharose.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột hoặc cellulose đều tạo ra glucose.

Bài 30.5 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tinh bột không hoà tan trong nước lạnh.

b) Tinh bột thường tập trung nhiều ở hạt, củ và quả của cây.

c) Cellulose tập trung nhiều ở thân cây và vỏ cây.

d) Cellulose có thể hoà tan hoàn toàn trong nước nóng.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Sai vì cellulose không thể hoà tan trong nước lạnh cũng như nước nóng.

Bài 30.6 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Phản ứng thuỷ phân tinh bột tạo ra glucose.

b) Cellulose không tham gia phản ứng thuỷ phân.

c) Tinh bột phản ứng với iodine tạo màu đỏ nâu.

d) Cellulose có thể phản ứng màu với iodine.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Sai vì cellulose tham gia phản ứng thuỷ phân tạo ra glucose.

c) Sai vì tinh bột phản ứng với iodine tạo màu xanh tím.

d) Sai vì cellulose không thể phản ứng màu với iodine.

Bài 30.7 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Hồ tinh bột không đổi màu khi thêm iodine.

b) Phản ứng thủy phân của cellulose tạo ra glucose.

c) Phản ứng thủy phân của tinh bột tạo ra fructose.

d) Tinh bột và cellulose bị thủy phân bởi cùng một loại enzyme.

Lời giải:

a) Sai vì hồ tinh bột đổi màu khi thêm iodine.

b) Đúng.

c) Sai vì phản ứng thủy phân của tinh bột tạo ra glucose.

d) Sai vì tinh bột và cellulose bị thủy phân bởi loại enzyme khác nhau.

Bài 30.8 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : Trong các câu phát biểu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Tinh bột đóng vai trò quan trọng trong việc dự trữ năng lượng.

b) Cellulose giúp xây dựng thành tế bào thực vật và giúp duy trì độ cứng, hình dáng của cây.

c) Tinh bột là một trong những nguồn dinh dưỡng chính của con người.

d) Một lượng lớn cellulose được sử dụng để sản xuất giấy và tơ sợi.

Lời giải:

a) Đúng.

b) Đúng.

c) Đúng.

d) Đúng.

Bài 30.9 trang 85 Sách bài tập KHTN 9 : a) Theo em làm thế nào để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong thực phẩm?

b) Em hãy mô tả quy trình thực hiện kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong chuối xanh và chuối chín.

Lời giải:

Gợi ý:

a) Để kiểm tra sự có mặt của tinh bột trong thực phẩm, phổ biến nhất là sử dụng dung dịch iodine, do tinh bột tương tác với iodine tạo sản phẩm có màu xanh tím.

b) Quy trình thực hiện như sau:

- Cắt một lát chuối xanh và một lát chuối chín.

- Nhỏ vài giọt dung dịch iodine lên bề mặt của từng lát chuối. Quan sát sự thay đổi màu sắc.

- Nhận xét: Chuối xanh chứa nhiều tinh bột nên phản ứng màu rõ ràng hơn so với chuối chín, vì tinh bột trong chuối chín đã phần lớn chuyển hoá thành đường.

Bài 30.10 trang 86 Sách bài tập KHTN 9 : Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose? Giả thiết trong bột gạo chứa 80% tinh bột và hiệu suất quá trình thuỷ phân đạt đến 90%.

Lời giải:

Thuỷ phân hoàn toàn một mẫu 10 g bột gạo trong môi trường acid sẽ thu được bao nhiêu gam glucose

Bài 30.11 trang 86 Sách bài tập KHTN 9 : Tinh bột và cellulose là hai loại carbohydrate phức tạp, đều cấu thành từ các đơn vị glucose, đóng vai trò quan trọng trong cơ thể sống và đời sống hằng ngày. Tinh bột có cấu trúc hạt là một nguồn dự trữ năng lượng chính cho con người, được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm như khoai tây, gạo và bắp. Cellulose có cấu trúc sợi dài và bền, xây dựng cấu trúc cho các thành tế bào thực vật và là thành phần chính của giấy và bông. Sự khác biệt cơ bản giữa chúng không chỉ ở cấu trúc hoá học mà còn ở cách chúng được sử dụng trong đời sống và công nghiệp.

Câu 1. Tinh bột được cấu tạo từ loại monosaccharide nào?

A. Glucose.

B. Fructose.

C. Galactose.

D. Ribose.

Câu 2. Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?

a) Tinh bột là nguồn dự trữ năng lượng chính cho thực vật.

b) Cellulose không thể được tiêu hoá bởi hệ tiêu hoá của con người để cung cấp năng lượng.

Câu 3. Các phát biểu dưới đây đúng hay sai?

a) Tinh bột và cellulose có cùng cấu trúc hoá học.

b) Cellulose được sử dụng rộng rãi hơn tinh bột trong sản xuất công nghiệp.

Câu 4. Giải thích tại sao cellulose lại quan trọng trong việc sản xuất giấy và bông, trong khi tinh bột lại được ưu tiên sử dụng làm nguồn dự trữ năng lượng?

Lời giải:

Câu 1. Đáp án đúng là: A

Tinh bột được cấu tạo từ loại monosaccharide glucose

Câu 2.

a) Đúng.

b) Đúng.

Câu 3.

a) Sai vì tinh bột và cellulose khác cấu trúc hoá học.

b) Đúng.

Câu 4: Cellulose có cấu trúc phân tử dài và bền vững, tạo ra sợi cellulose rắn chắc và không tan trong nước, phù hợp cho việc sản xuất giấy và bông. Ngược lại, tinh bột có cấu trúc xoắn tạo dạng hạt, dễ dàng phân huỷ bởi các enzyme tiêu hoá của con người, nên là nguồn dự trữ năng lượng lí tưởng trong thực phẩm.

>>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức bài 31

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Chuột nhắt
    Chuột nhắt

    🤩🤩🤩🤩🤩🤩🤩

    Thích Phản hồi Hôm qua
    • Friv ッ
      Friv ッ

      🙂🙂🙂🙂🙂🙂🙂

      Thích Phản hồi Hôm qua
      • Bé Cún
        Bé Cún

        😉😉😉😉😉😉😉😉😉

        Thích Phản hồi Hôm qua
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 9 Kết nối tri thức

        Xem thêm