Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT KHTN 6 bài 5: Đo chiều dài Kết nối tri thức

Giải SBT KHTN 6 bài 5: Đo chiều dài sách Kết nối tri thức với cuộc sống hướng dẫn trả lời câu hỏi trong Sách bài tập KHTN 6 trang 9, 10, 11, giúp các em học sinh củng cố thêm kiến thức được học trong bài, từ đó học tốt môn KHTN 6 hơn. Mời các em cùng theo dõi.

Câu 5.1 trang 8 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Có bốn loại thước hình 5.1 a, b, c, d.

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

Lựa chọn loại thước nào trong Hình 5.1 phù hợp để đo các đối tượng sau:

1. Chiều dài cuốn sách giáo khoa (SGK) KHTN 6.

2. Bề dày gáy cuốn SGK KHTN 6.

3. Chiều rộng phòng học,

4. Chiều cao của tủ sách,

5. Đường kính trong của miệng một cái cốc hình trụ.

6. Vòng eo của cơ thể người.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

1-a; 2- d; 3-c; 4-c; 5 - d; 6-b.

Hình a: 1

Hình b: 6

Hình c: 3,4

Hình d: 5, 2.

Câu 5.2 trang 9 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Khi dùng thước thẳng để đo chiều dài của một tấm gỗ, ba học sinh đã có ba cách đặt mắt để đọc kết quả đo (Hình 5.2). Học sinh nào đã có cách đặt mắt đọc kết quả đo đúng?

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Mắt số 1 đặt vuông góc với cạnh thước

Mắt số 2 và 3 đặt mắt nghiêng so với cạnh thước

Học sinh đặt mắt theo cách số 1 là đọc kết quả đo đúng.

Câu 5.3 trang 9 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Khi dùng thước thẳng và com pa để đo đường kính ngoài của miệng cốc (Hình 5.3a) và đường kính trong của cốc (Hình 5.3b). Kết quả nào ghí dưới đây là đúng?

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

A. Đường kính ngoài 2,3 cm đường kính trong 2,2 cm.

B. Đường kính ngoài 2,1 cm; đường kính trong 2,0 cm.

C. Đường kính ngoài 2.2 cm đường kính trong 2,0 cm.

D Đường kính ngoài 2,0 cm đường kính trong 2,0 cm.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Trong hình 5.3a, đường kính ngoài của cốc là 2,2 cm

Trong hình 5.3b, đường kính trong của cốc là 2,0 cm

Chọn C.

Câu 5.4 trang 10 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Đề đo diện tích của một vườn có có kích thước 25 x 30 (m). Nếu trong tay em có hai chiếc thước: một thước gấp có giới hạn đo (GHĐ) 2 m và một thước cuộn có GHĐ 20 m (Hình 5.4). Em sẽ dùng thước nào để cho kết quả đo chính xác hơn? Vì sao?

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Dùng thước cuộn sẽ cho kết quả chính xác hơn vì thước cuộn có GHĐ 20 m nên chỉ cần dùng tối đa hai lần đo cho mỗi cạnh của vườn cỏ, còn dùng thước gấp có GHĐ 2 m nên số lần đo phải nhiều hơn, dẫn đến sai số lớn hơn.

Câu 5.5 trang 10 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Trong tay em có một chiếc cốc như hình 5.5, một thước dây, một thước kẹp, một com pa và một thước thẳng. Em sẽ đùng thước nào để đo.

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

a) Chu vi ngoài của miệng cốc?

bị Độ sâu của cốc?

c) Đường kính trong của phần thân cóc và đáy cốc?

d) Độ dày của miệng cốc?

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Dùng thước dây để đo chu vi ngoài của miệng cốc.

b) Dùng thước thẳng để đo độ sâu của cốc.

c) Dùng com pa và thước thẳng để đo đường kính trong của phần thân cốc.

d) Dùng thước kẹp để đo độ dày của miệng cốc.

Câu 5.6 trang 10 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Hình 5.6 mô tả ba cách đọc và ghi kết quả khi đo thể tích của một chất lỏng bằng bình chia độ và cho ba kết quả: 40 cm3; 54 cm3; 60 cm3. Hãy cho biết kết quả nào đúng, tại sao?

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Kết quả 54 cm3 là đúng, vì có cách đặt mắt đọc đúng.

Câu 5.7 trang 10 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Một người dụng bình chia độ (Hình 5.7) để đo thể tích của chất lỏng. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong các trường hợp dưới đây.

A. 102cm3,

B. 10,50 cm3,

C 10,5 cm3,

D. 10 cm3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn đáp án: D

Ta thấy bình chia độ ở Hình 5.7 có:

GHĐ là 100 cm3

ĐCNN là 5 cm3

Do vậy, kết quả ta đọc được phải là số chia hết cho 5

Câu 5.8 trang 10 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

a) Hình 5.8 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước băng một bình chia độ.

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

Thể tích của vật đó bằng

A. 38 cm3.

B. 50 cm3,

C. 12 cm3.

D. 51 cm3

b) Hình 5.9 mô tả cách đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn kết hợp với bình chia độ. Thể tích của vật đó bằng

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

A. 10,2 cm3

B. 10,50 cm3

C. 10 cm3

D. 10,25 cm3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Chọn đáp án:

a)  Áp dụng công thức: V vật = V 2 – V 1 = 50 – 38 = 12 cm3

Đáp án C

b)

Áp dụng công thức: V vật = V nước = 10 cm 3

Đáp án C

Câu 5.9 trang 11 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Một trường Trung học cơ sở có 30 lớp, trung bình mỗi lớp trong một ngày tiêu thụ 120 lít nước. Biết giá nước hiện nay là 10000 đồng/m3.

a) Hãy tính số tiền nước mà trường học này phải trả trong một tháng (30 ngày).

b) Nếu có một khoá nước ở trường học này bị rò rỉ với tốc độ trung bình cứ 2 giọt trong 1 giây và 20 giọt nước có thể tích là 1 cm3. Hãy tính số tiền lãng phí do để nước bị rò rỉ trong một tháng.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Số tiền nước mà trường phải trả trong một tháng là:

30 x 0,120 x 30 x 10 000 = 1 080 000 đ.

b) Số giọt nước bị rò rỉ trong một tháng là:

2 x 30 x 24 x 3 600 = 5 184 000 giọt.

Thể tích của nước bị rò rỉ là:

(5 184 000 x 0,000 001) : 20 = 0,2592 m3

Số tiền lãng phí do nước bị rò rỉ trong một tháng là:

0,2592 x 10 000 = 2 592 đồng.

Câu 5.10 trang 11 SBT KHTN 6 Kết nối tri thức

Nếu có một hộp đựng viên bị sắt nhỏ và bình chia độ (Hình 5.10). Hãy nêu một phương án để xác định gắn đúng thể tích của một viên bi. Tiến hành thí nghiệm ở nhà và báo cáo kết quả.

Giải SBT KHTN6 Kết nối tri thức bài 5

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Bước 1: Rót một lượng nước vào bình chia độ và xác định thể tích lượng nước đó (gọi là V1).

Bước 2: Thả toàn bộ số lượng bi có trong hộp (giả sử có n viên) vào bình chia độ và nước dâng lên đến vạch chia có thể tích V2.

Bước 3: Thể tích của tổng số viên bi (gọi là V) = thể tích của phần nước dâng lên trong bình chia độ.

Ta có: V = V2 – V1

Bước 4: Thể tích của mỗi viên bi bằng thể tích của nước dâng lên chia cho số viên bi thả vào bình chia độ.

Thể tích 1 viên bi = V : n

Chia sẻ, đánh giá bài viết
50
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    KHTN 6

    Xem thêm