Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SBT KHTN 6 bài 9: Sự đa dạng của chất Kết nối tri thức

Giải SBT KHTN 6 bài 9: Sự đa dạng của chất sách Kết nối tri thức có đáp án chi tiết bám sát chương trình học. Các em học sinh so sánh đối chiếu kết quả, củng cố các dạng bài tập về nhà, học tốt môn tích hợp lớp 6 chương trình mới.

>> Bài trước: Giải SBT KHTN 6 bài 8 Đo nhiệt độ

Chuyên mục KHTN lớp 6 Kết nối tri thức đầy đủ đáp án trọn bộ cả năm học SGK Khoa học tự nhiên 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống. Sau đây là Lời giải chi tiết SBT KHTN 6 bài 9: Sự đa dạng của chất

SBT KHTN 6 trang 16 Câu 9.1

Em hãy quan sát Hình 9

Giải SBT KHTN lớp 6 bài 9

Liệt kê một số vật thế có trong Hình 9, phân loại vật thể đó và kể tên một số chất có trong vật thể đo theo bằng mẫu sau đây:

Vật thểPhân loạiChất
Vật sống/ Vật không sốngTự nhiên/nhân tạo
Con thuyềnVật sốngNhân tạoGỗ, sắt

Trả lời:

Vật thểPhân loạiChất
Vật sống/ Vật không sốngTự nhiên/nhân tạo
Con thuyềnVật sốngNhân tạoGỗ, sắt
Con ngườiVật sốngTự nhiênNước, muối khoáng, chất béo, chất đường
Con chimVật sốngTự nhiênNước, muối khoáng, chất béo, chất đường
Dãy núiVật không sốngTự nhiênĐá vôi, đát sét
Đám mâyVật không sốngTự nhiênNước
Dòng sôngVật không sốngTự nhiênNước

SBT KHTN 6 trang 16 Câu 9.2

Hãy chỉ ra các chất được nói đến trong các câu ca dao, tục ngữ sau:

a) Chì khoe chì nặng hơn đồng.

Sao chì chẳng đúc nén cồng nên chiêng.

b) Nước cháy đá mòn.

c) Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Trả lời:

Các chất được nói đến:

a) Chì, đồng.

b) Nước, đá.

c) Vàng.

SBT KHTN 6 trang 17 Câu 9.3

Hãy kể tên hai vật thể được làm bằng:

a) Sắt.

b) Nhôm.

c) Gỗ,

Trả lời:

  • Vật thể làm từ sắt: đinh, dao,...
  • Vật thể làm từ nhôm: xoong, thìa,...
  • Vật thể làm từ gỗ: ghế, cửa,...

SBT KHTN 6 trang 17 Câu 9.4

Hãy liệt kê các tính chất vật lí và tính chất hoá học của sắt có trong đoạn văn sau: "Sắt là chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. Ở Thủ đô Delhi (Ấn Độ) có một cột sắt với thành phần gần như chỉ chứa chất sắt, sau hàng nghìn năm, dù trong điều kiện thời tiết khác nghiệt vẫn không hề bị gỉ sét. Trong khi đó, để đồ vật có chứa sắt như đinh, búa, đao,... ngoài không khí ẩm một thời gian sẽ thấy xuất hiện lớp gỉ sắt màu nâu, xốp, không có ánh kim”.

Trả lời:

  • Tính chất vật lí của sắt: chất rắn, màu xám, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
  • Tính chất hoá học của sắt: để lâu trong không khí, sắt biến thành gỉ sắt.

SBT KHTN 6 trang 17 Câu 9.5

Chuẩn bị 3 cây nến nhỏ.

a) Cho 1 cây nến vào nước. Nhận xét khả năng tan trong nước của nến.

b) Cho 1 cây nến vào một cốc thuỷ tinh, đặt vào trong một nồi chứa nước và đun trên bếp đến khi nước sôi (cẩn thận kẻo nóng). Quan sát hiện tượng trong cốc và hãy cho biết đây là sự biến đổi vật lí hay hoá học.

c) Cây còn lại mang đốt, Quan sát sự thay đổi kích thước của cây nến. Sự thay đối đó thể hiện sự biến đổi vật lí hay biến đổi hoá học?

Trả lời:

a. Nến không tan trong nước.

b. Khi đun nóng nến sẽ nóng chảy. Đây là biến đổi vật lí.

c. Nến cháy là biến đối hoá học.

>> Bài tiếp theo: SBT KHTN 6 bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT KHTN lớp 6 bài 9: Sự đa dạng của chất Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm KHTN lớp 6 Chân trời sáng tạo KHTN lớp 6 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
39 4.064
Sắp xếp theo

    KHTN 6 Kết nối tri thức

    Xem thêm