Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 6

Giải SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 6: Em tôn trọng tài sản của người khác được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo để có thêm tài liệu giải sách giáo khoa môn Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo mới nhé.

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi:

- Em từng mượn đồ vật nào từ bạn bè, người thân?

- Khi mượn đồ người khác, em cần làm gì?

Bài giải:

- Em từng mượn cái chăn, cái gối của bà nội; mượn áo len của chị gái, mượn giỏ hoa của mẹ, mượn bạn bè cái ô,....

- Khi mượn đồ người khác, em cần phải biết giữ gìn và bảo quản chúng cẩn thận.

KIẾN TẠO TRI THỨC MỚI

Câu hỏi 1

Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

Giải SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 6

Giải SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 6

- Nhận xét việc làm của các bạn trong tranh.

- Nêu biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác.

- Kể thêm các biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác.

Bài giải:

- Việc làm của các bạn trong tranh:

  • Bức tranh a: Bạn nữ xin phép chị cho mượn gấu bông chơi
  • Bức tranh b: Các bạn tự tiện hái quả nhà bác hàng xóm và không xin phép
  • Bức tranh c: Biết trả lại cô giáo bút khi cô làm mất
  • Bức tranh d: Tự tiện vẽ bậy lên sách của bạn

- Biểu hiện tôn trọng tài sản của người khác:

  • Có ý thức bảo vệ tài sản Nhà nước;
  • Bảo vệ lợi ích công cộng;
  • Chống lãng phí, tham ô, tham nhũng;
  • Tiết kiệm;
  • Tuyên truyền giáo dục, thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ tài sản Nhà nước và lợi ích công cộng.
  • Đấu tranh với hành vi xâm phạm tài sản Nhà nước.

Câu hỏi 2

Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

CHIẾC VÒNG TAY

Na rất thích chiếc vòng tay của Cốm nên mượn về nhà đeo thử nhưng vô ý làm rơi, khiến nó vỡ đôi. Na bối rối và oà khóc. Em Cam nhìn thấy liền hỏi:

- Chị còn nhiều vòng tay khác mà?

Na rầu rĩ:

- Nhưng đây là vòng tay của chị Cốm. Chị hối hận lắm!

Vừa lúc đó, mẹ Na bước đến:

- Con nghĩ được vậy là tốt. Tài sản riêng của người khác cần được tôn trọng. Bảo quản, giữ gìn tài sản của người khác thể hiện mình là người lịch sự, tử tế.

Na càng nghĩ, càng thấm thía lời mẹ dạy. Sáng hôm sau, Na chủ động gặp, xin lỗi Cốm và đến cho bạn chiếc vòng tay rất đẹp của mình.

Câu hỏi:

- Na cảm thấy như thế nào khi làm vỡ chiếc vòng của Cốm?

- Sau khi nghe lời khuyên của mẹ, Na đã làm gì?

- Theo em, vì sao phải tôn trọng tài sản của người khác?

Bài giải:

- Na bối rối và òa khóc khi làm vỡ chiếc vòng tay của Cốm.

- Sau khi nghe lời khuyên của mẹ, Na đã chủ động gặp, xin lỗi Cốm và đền cho bạn chiếc vòng rất đẹp của mình.

- Tôn trọng tài sản của người khác là nâng cao giá trị nhận thức làm người của bạn . Tài sản công dân cũng là máu và nước mắt chung của người lao động . Hãy trân trọng và gìn giữ .

LUYỆN TẬP

Câu hỏi 1

Nhận xét các ý kiến sau:

1. Tôn trọng tài sản của người khác là biểu hiện của trung thực, văn minh, lịch sự.

2. Chỉ cần nhận lỗi và sửa lỗi khi làm hư hỏng, mất đồ dùng của người thân.

3. Sử dụng đồ dùng của người khác xong rồi mới hỏi mượn cũng được.

4. Khi mượn đồ dùng của người khác, cần giữ gìn và trả đúng hẹn.

Bài giải:

  • Ý kiến 1: Đây là ý kiến đúng vì đây là phẩm chất của một con người ứng xử mẫu mực.
  • Ý kiến 2: Đây là ý kiến không đúng vì chúng ta không chỉ nhận lỗi và sửa lỗi mà còn phải đền bù tổn hại cho tài sản của người khác.
  • Ý kiến 3: Đây là ý kiến không đúng vì chúng ta cần phải xin phép trước và được họ cho phép thì mình lại được dùng.
  • Ý kiến 4: Đây là ý kiến đúng vì đó là yêu cầu tối thiểu để thể hiện tôn trọng tài sản của người khác.

Câu hỏi 2

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm sau đây? Vì sao?

1. Sao em tự ý lấy hộp bút màu của chị? Em dùng một lát thôi có sao đâu!

2. Em đọc xong rồi. Em để lại vào chỗ cũ nhé!

3. Không phải chậu lan nhà mình, chạy đi Tin!

4. Bạn lớp trưởng có quyển nhật ký trong cặp đấy! Chúng mình lấy xem bạn ấy viết gì nhé!

Bài giải:

  • Bức tranh 1: Em không đồng tình với việc làm của em nhỏ vì em đã không biết xin phép trước khi em muốn dùng.
  • Bức tranh 2: Em đồng tình với việc làm của bạn nam trong tranh vì khi lấy đồ ở đâu thì phải để đúng chỗ đó.
  • Bức tranh 3: Em không đồng tình với việc làm của hai bạn vì các bạn cư xử không đúng khi mình làm sai.
  • Bức tranh 4: Em không đồng tình với việc làm của hai bạn vì đó hành động xâm phạm quyền riêng tư của người khác.

Câu hỏi 3.

Tình huống 1:

Bin mượn truyện tranh của Tin để đọc cả tháng qua. Hôm nay, Tin muốn nhận lại cuốn truyện thì Bin bảo đã làm mất.

Câu hỏi:

- Em có tán thành việc làm của Bin không? Vì sao?

- Em sẽ khuyên Bin điều gì?

Tình huống 2:

Na mượn chiếc ô của cô hàng xóm nhưng lại làm hỏng. Na nhờ mẹ mua chiếc ô mới để sang xin lỗi và trả lại cho cô.

Câu hỏi:

- Em có tán thành việc làm của Na sau khi làm hỏng chiếc ô không? Vì sao?

- Em sẽ khuyên Na điều gì?

Tình huống 3:

Cốm và Na có áo khoác giống nhau. Lúc tan học, do vội vã nên Cốm cẩm nhầm áo khoác của Na về nhà. Cốm nghị, vì áo giống nhau nên không cần trả lại Na cũng được.

Câu hỏi:

- Em có tán thành với suy nghĩ của Cốm không? Vì sao?

- Em sẽ khuyên Cốm điều gì?

Bài giải:

Tình huống 1:

- Em không tán thành việc làm của Bin vì bạn đã không biết bảo quản tài sản của người khác khi bạn mượn của người khác.

- Em sẽ khuyên Bin là bạn nên chủ động xin lỗi và mua trả lại bạn một quyển truyện khác.

Tình huống 2:

- Em tán thành việc làm của Na sau khi làm hỏng chiếc ô vì bạn đã biết nhận ra lỗi lầm của mình và đã đền bù cho cô hàng xóm.

- Em sẽ khuyên Na là lần sau bạn nên rút kinh nghiệm và cẩn thận hơn.

Tình huống 3:

- Em không tán thành việc làm của Cốm vì đó hành vi không tốt.

- Em sẽ khuyên Cốm là trả lại bạn và không nên làm như vậy nữa

Câu hỏi 4.

Tình huống 1: Sắp đến giờ đi đá bóng nhưng Bin không tìm thấy đôi giày thể thao của mình. Nhìn thấy đôi giày mới của anh trai, Bin nghỉ: "Có nên lấy đôi giày này không nhỉ?”

Câu hỏi:

Nếu là Bin, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Cuối giờ ăn trưa ở trường, Cốm nhìn thấy một chiếc kẹp tóc trên bàn. Lúc đó, nhà ăn chỉ còn mình Cốm. Cốm nghĩ: "Đẹp quá! Mình muốn có chiếc kẹp tóc này!

Câu hỏi:

Nếu là Cốm, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Trên đường đi học về, Tin làm rơi mũ. Bin liền nhặt lên và đá như đá cầu, làm bần chiếc mũ. Tin nhắc Bin trả lại mũ cho mình. Bin nói: "Mình chỉ trêu bạn một chút thôi!"

Câu hỏi:

Nếu là bạn của Bin, em sẽ nhắc nhở Bin như thế nào?

Bài giải:

Tình huống 1:

Nếu là Bin, em sẽ xin phép anh trước và nếu anh cho thì sẽ dùng.

Tình huống 2:

Nếu là Cốm, em sẽ trả lại người làm mất.

Tình huống 3:

Nếu là bạn của Bin, em sẽ nhắc nhở bạn là không nên như vậy và xin lỗi bạn ngay.

VẬN DỤNG

Câu hỏi 1

Chia sẻ về những lời nói, việc làm của em thể hiện sự tôn trọng tài sản của người khác.

Bài giải:

  • Bảo vệ, giữ gìn tài sản của người khác
  • Khi mượn đồ người khác phải giữ gìn cẩn thận
  • Nhặt được của rơi đem trả lại cho người bị mất
  • Không cắm gửi tài sản của người khác khi mình mượn

Câu hỏi 2

Nhắc nhở bạn bè, người thân tôn trọng tài sản của người khác.

Bài giải:

Chúng ta hãy khi mượn đồ người khác đều phải có thái độ nghiêm túc, tôn trọng tài sản của người khác.

----------------------------------------------

VnDoc.com vừa gửi tới bạn đọc bài viết Giải SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 6. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo, Đạo đức lớp 4 Cánh diều, Đạo đức lớp 4 Kết nối tri thức.

Bài tiếp theo: Giải SGK Đạo đức 4 Chân trời sáng tạo bài 7

Đánh giá bài viết
1 72
Sắp xếp theo

    Đạo đức lớp 4 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm