Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải SGK Mĩ thuật lớp 4 Chân trời sáng tạo bản 2 bài 6

Sách giáo khoa Mĩ thuật lớp 4 bản 2 (Chân trời sáng tạo) theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ chính thức được sử dụng trong năm học 2023 – 2024. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết Giải SGK Mĩ thuật lớp 4 Chân trời sáng tạo bản 2 bài 6: Tranh ghép mảnh. Chúc các em học tốt!

Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 6: Tranh ghép mảnh

Quan sát và nhận thức

Quan sát hình ảnh dưới đây và chỉ ra:

+ Màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt

+ Hình thức thể hiện, vật liệu sử dụng.

Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 6: Tranh ghép mảnh

Trả lời:

- Màu nóng được thể hiện với các màu như mà đỏ, vàng,..Một số màu lạnh như màu xanh da trời, tím,..

- Chất liệu ghép mảnh gốm

Luyện tập và sáng tạo

- Tham khảo các bước thực hiện một sản phẩm mĩ thuật xé, dán giấy theo hình thức tranh ghép mảnh.

- Thực hiện một sản phẩm mĩ thuật thể hiện màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt bằng kĩ thuật xé, dán giấy theo hình thức tranh ghép mảnh.

Trả lời:

Giải Mĩ thuật 4 Chân trời bản 2 bài 6: Tranh ghép mảnh

Phân tích và đánh giá

- Em( nhóm em) trình bày cách vận dụng màu nóng, màu lạnh, màu đậm, màu nhạt trong thực hành sáng tạo.

- Trình bày ý tưởng thể hiện và giới thiệu sản phẩm mĩ thuật của em ( nhóm em)

Trả lời:

- Bảng màu nóng lạnh bao gồm các màu nóng và màu lạnh được sắp xếp trong cùng một vòng tròn màu sắc. Trong ngành công nghiệp thời trang, chúng là 2 tone màu đối lập nhau hoàn toàn và được phân biệt rõ ràng như sau:

+ Màu nóng: gợi lên sự liên tưởng đến nhiệt độ, được tạo ra từ các màu cơ bản là đỏ, cam, vàng. Màu nóng gợi lên cảm giác ấm áp, hạnh phúc, hứng khởi trong con người. Đây là nhóm màu rất bắt mắt và nổi bật.
+ Màu lạnh: đối lập hoàn toàn sơ với gam mày ấm, màu lạnh bao gồm cách màu dịu nhẹ như xanh dương, xanh lam, xanh lá, màu tím nhạt,… Thường là những màu ít nổi bật nhưng gam màu lạnh tạo nên cảm giác dễ chịu thoải mái, nhẹ nhàng.

- Nhóm em có ý tưởng kết hợp màu nóng và màu lạnh để tạo nên sản phẩm hài hòa màu sắc.

Vận dụng

Tìm hiểu về nghệ thuật tranh ghép mảnh.

Trả lời:

Mosaic (còn được gọi là “ghép mảnh” hoặc “khảm”) là một hình thức nghệ thuật trang trí – tạo ra hình ảnh từ tập hợp gồm những mảnh nhỏ. Nói cách khác, Mosaic sử dụng những mảnh nhỏ của vật liệu đặt lại với nhau để tạo ra một tổng thể thống nhất. Các mảnh nhỏ này gọi là “vật để khảm” thường là các vật chất rắn, phẳng, phần lớn ở hình dạng vuông vức như: thủy tinh màu, đá, gạch, gương, kính… Chất lượng vật lý của nguyên liệu cùng kỹ thuật lắp ghép chính là điểm tạo nên giá trị đặc biệt, cũng là tính chất nghệ thuật của Mosaic.

Mosaic được ứng dụng nhiều trong nghệ thuật trang trí nội ngoại thất hay xây dựng tranh hoành tráng tại các địa điểm công cộng, có xu hướng xuất hiện ngày càng nhiều trong kiến ​​trúc, tranh ghép hiện đại…Mosaic được tìm thấy ở mọi nơi, từ băng ghế công viên, đường đi bộ, những bậc thang công cộng hoặc thậm chí là trên những vật nhỏ như gương nghệ thuật, các chậu hoa, đồ trang sức. Ngoài ra, Mosaic còn được trình bày như một thể loại trong nghệ thuật đường phố (street art).

----------------------------------

Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SGK Mĩ thuật lớp 4 Chân trời sáng tạo bản 2 bài 6. Các em học sinh tham khảo thêm Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Kết nối tri thức, Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Cánh diều, Giáo án Mĩ thuật lớp 4 Chân Trời Sáng Tạo (Bản 1, 2). Lời giải các môn sách mới chương trình GDPT lớp 4 liên tục được VnDoc cập nhật, các bạn cùng theo dõi nhé.

>> Xem thêm: Bài 7: Chữ trang trí

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Mĩ thuật lớp 4 Chân trời sáng tạo

    Xem thêm