Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7 bài 28

Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19

Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7 bài 28: Sự phát triển của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ 18 nửa đầu thế kỉ 19. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Lịch sử của các bạn học sinh lớp 7 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài 1 trang 45 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát hình 66 – Chăn trâu thổi sáo (tranh dân gian) trong SGK, em hãy đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý đúng.

Lời giải:

+ Bức tranh miêu tả nội dung gì?

Cảnh chọi trâu ở một làng quê Việt Nam.

Cảnh chăn trâu và tình cảm bạn bè.

X

Cảnh chăn trâu thổi sáo và cuộc sống thanh bình ở làng quê

+ Qua bức tranh, tác giả muốn thể hiện điều gì?

Tình cảm với những người nông dân.

Tình yêu quê hương, đất nước.

X

Tình cảm với những con vật đã gắn bó mật thiết với công việc ruộng đồng của người nông dân.

Bài 2 trang 45 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Quan sát hình 68 –Ngọ môn (Huế) trong SGK, em hãy đánh dấu X vào ô trống ứng với những ý đúng.

Lời giải:

+ Ngọ Môn được xây dựng dưới triều đại nào?

Nhà Hậu Lê.

X

Nhà Nguyễn.

Nhà Tây Sơn.

+ Ngọ Môn nằm trong quần thể kiến trúc nào?

Kinh thành Thăng Long (Hà Nội).

Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình).

X

Cố đô Huế.

+ Quần thể kiến trúc này (em vừa lựa chọn ở trên) được UNESCO cấp bằng công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm nào?

Năm 1983.

X

Năm 1993.

Năm 2003.

- Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của em về cố đô Huế vào chỗ chấm (...) dưới đây.

Lời giải:

Cố đô Huế - xây dựng từ thời Gia Long (1802) và đạt tới quy mô hoàn chỉnh dưới triều Minh Mạng (1820 – 1840), được bổ sung ở các thời vua Nguyễn tiếp theo, hành một tổng thể kiến trúc độc đáo và đa dạng. Trung tâm là khu Đại Nội với gần 140 công trình, mỗi công trình có chức năng riêng biệt, được xây cất và trang trí độc đáo: Ngọ Môn, điện Thái Hòa, sân Đại Triều, cung Diên Thọ, Thái Miếu, Hưng Hiếu, Triệu Miếu, Thái Bình Lâu… là những di tích nghệ thuật tiêu biểu còn lại. Ngoài ra còn có các lăng tẩm của các vua Nguyễn ở ngoại vi thành phố, mỗi lăng tẩm là một công trình nghệ thuật hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan. Năm 1993, UNESCO đã cấp bằng công nhận cố đô Huế là Di sản văn hóa thế giới.

Bài 3 trang 46 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Dựa vào SGK, em hãy điền những thông tin cần thiết vào chỗ chấm (...) trong bảng dưới đây để thấy được những thành tựu của văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX.

Lời giải:

Lĩnh vực

Những thành tựu nổi bật

Văn học

- Văn học dân gian phát triển mạnh với nhiều hình thức phong phú.

- Văn học chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao với nhiều tác phẩm tác giả tiêu biểu: Truyện Kiều – Nguyễn Du, thơ Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát…

Nghệ thuật

- Nghệ thuận dân gian phát triển phong phú. Nghệ thuật sân khấu, tuồng chèo phổ biến khắp nơi.

- Tranh dân gian xuất hiện và phát triển mạnh.

- Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc đạt trình độ cao.

Giáo dục, thi cử

- Thời Tây Sơn với tinh thần dân tộc quật cường, Quang Trung ra Chiếu học tập chấn chỉnh lại việc học tập, thi cử, cho mở trường công ở các xã.

- Đưa chữ Nôm vào thi cử

- Đến thời nhà Nguyễn, nội dung giáo dục thi cử không có gì thay đổi.

- Năm 1836, Minh Mạng cho thành lập “Tứ dịch quán” để dạy tiếng nước ngoài (tiếng Pháp, Xiêm).

Sử học, địa lí, y học

- Sử học: Tác phẩm Đại Việt sử kí tiền biên; Đại Nam thực lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục…

- Địa lý: Gia Định thành thông chí; Nhất thống dư địa chí…

- Y học: Lê Hữu Trác là người thầy thuốc nổi tiếng.

Bài 4 trang 46 Tập bản đồ Lịch Sử 7: Em hãy nêu vài nét về thân thế và sự nghiệp của một danh nhân văn hóa dân tộc cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX mà em yêu thích vào chỗ chấm (...) dưới đây.

Lời giải:

Có nhiều danh nhân văn hóa dân tộc nổi tiếng ở cuối thể kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX, trong đó tiêu biểu có Đại thi hào Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766 – 1820), tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê Mạt, Nguyễn Sơ ở Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng và tôn làm “Đại thi hào dân tộc”.

- Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác nắm vững nhiều thể thơ của Trung Quốc như: Ngũ ngôn cổ thị, ngũ ngôn luật, thất ngôn luật, ca, hành… nên ở thể thơ nào, ông cũng có bài xuất sắc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Bằng chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc thành tạp lục, Độc tiểu Thanh ký…Bằng chữ Nôm: Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn…

- Đặc biệt hơn cả là tài làm thơ bằng chữ Nôm của ông, mà đỉnh cao là Truyện Kiều, tác phẩm Truyện Kiều của ông được xem là một kiệt tác văn học, một trong những thành tựu tiêu biểu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam.

Đánh giá bài viết
6 1.020
Sắp xếp theo

    Giải Tập bản đồ Lịch Sử 7

    Xem thêm