Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải VBT Ngữ văn 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng

Giải VBT Ngữ văn 6: Ông lão đánh cá và con cá vàng được VnDoc biên soạn chi tiết trả lời các câu hỏi trong chương trình Văn học - Ngữ Văn 6 tập 1 cho các em học sinh tham khảo, soạn bài chuẩn bị cho các học trên lớp.

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Trong truyện, mấy lần ông lão ra biển gọi cá vàng? Việc kể lại những lần ông lão ra biển gọi cá vàng là biện pháp lặp lại có chủ ý của truyện cổ tích. Hãy nêu tác dụng của biện pháp này?

Trả lời:

a, Số lần ông lão ra biển gọi cá vàng (không tính lần đầu bắt được cá):

5 lần

- Lần đầu xin một chiếc máng lợn mới

- Lần thứ hai xin một ngôi nhà rộng và đẹp

- Lần thứ ba xin cho mụ vợ được làm nhất phẩm phu nhân

- Lần thứ tư xin cho mụ vợ làm nữ hoàng

- Lần thứ năm xin cho mụ vợ làm Long Vương

b, Tác dụng của biện pháp lặp lại có chủ ý trong truyện cổ tích:

- Sự lặp lại có tính chất tăng tiến thể hiện sự nghiêm trọng ngày càng lớn của sự việc.

- Bộc lộ được bản chất tham lam của mụ vợ.

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Mỗi lần ông lão ra biển gọi cá vàng, cảnh biển thay đổi như thế nào? Vì sao?

Trả lời:

Lần ra biển thứ mấy?

Cảnh biển

Vì sao cảnh biển lại như vậy

1

Biển gợn sóng êm ả

Mụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn

2

Biển xanh đã nổi sóng

Mụ vợ đòi một tòa nhà đẹp

3

Biển xanh nổi sóng dữ dội

Mụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân

4

Biển nổi sóng mù mịt

Mụ vợ muốn làm nữ hoàng

5

Biển nổi sóng ầm ầm, một cơn giông tố kinh khủng kéo đến

Mụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển

Câu 3 (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Em có nhận xét gì về lòng tham và sự bội bạc của nhân vật mụ vợ? Sự bội bạc của mụ đối với chồng đã tăng lên như thế nào? Khi nào sự bội bạc của mụ đi tới tội cùng? (Chú ý thái độ của mụ đối với cá vàng thể hiện ở ý muốn cuối cùng.)

Trả lời:

a, Những yêu cầu (đòi hỏi) của mụ vợ ông lão theo trình tự trong truyện:

- Lần 1: Mụ vợ chỉ đòi một cái máng lợn

- Lần 2: Mụ vợ đòi một tòa nhà đẹp

- Lần 3: Mụ vợ muốn làm một bà nhất phẩm phu nhân

- Lần 4: Mụ vợ muốn làm nữ hoàng

- Lần 5: Mụ vợ muốn làm Long Vương ngự trên mặt biển

b, Những hành động thể hiện sự bội bạc của mụ vợ đối với chồng:

- Lần 1: Mụ vợ mắng chồng là "Đồ ngốc"

- Lần 2: Mụ quát to hơn, gọi chồng là "Đồ ngu"

- Lần 3: Mắng chồng như tát nước vào mặt, xưng là tao và bắt chồng đi tìm con cá cho mình làm nhất phẩm phu nhân

- Lần 4: Mắng chồng một thôi và bắt chồng xuống quét dọn chuồng ngựa, xưng tao, gọi mày, tát vào mặt ông lão.

- Lần 5: Đuổi ông chồng đi, nổi cơn thịnh nộ và bắt ong lão đi tìm cá vàng lần nữa.

Nhận xét về lòng tham và sự bội bạc của mụ vợ ông lão:

- Lòng tham của mụ vợ càng lúc càng lớn, những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng quá quắt và phi lý.

- Càng thỏa mãn được lòng tham không đáy, mụ ta càng bội bạc với người chồng, người đã giúp mụ nói những mong muốn với cá vàng.

Câu 4 (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Câu chuyện đã được kết thúc như thế nào? Ý nghĩa của cách kết thúc đó?

Trả lời:

a, Câu chuyện được kết thúc một cách không có hậu: mọi thứ mụ vợ từng đạt được đều mất hết, chỉ còn lại túp lều nát và cái máng lợn sứt mẻ.

b, Ý nghĩa của kết thúc đó: Phê phán lòng tham của con người, tham lam sẽ tước đi của con người tất cả.

Câu 5 (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Thảo luận ở lớp: Cá vàng trừng trị mụ vợ vì tội tham lam hay bội bạc? Hãy nêu ý nghĩa tượng trưng của hình tượng con cá vàng?

Trả lời:

- Cá vàng trừng trị mụ vợ vì cả hai tội tham lam và bội bạc

- Ý nghĩa của hình tượng con cá vàng:

+ Tượng trưng cho nhân dân

+ Tượng trưng cho công lý

+ Tượng trưng cho ước mơ về phép màu có thể xảy ra trong cuộc sống của con người.

Câu 6. (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Nhân vật ông lão đánh cá trong truyện đáng ca ngợi hay phê phán? Vì sao?

Trả lời:

- Theo quan điểm của nhân dân xưa, ông lão đánh cá không đáng bị phê phán vì ông chỉ làm theo lời mụ vợ. Ông còn đáng ngợi ca ở đức tính nhân hậu, ông đã nghe lời cầu xin của con cá và thả nó về biển. Ông không hề tham lam xin điều gì cho mình và cũng nhận ra được những mong muốn của mụ vợ là quá quắt.

Câu 7. (trang 96 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy so sánh cách kết thúc của các truyện cổ tích đã học với truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng xem có gì khác nhau? Cách kết thúc của truyện này có điều gì làm em băn khoăn về số phận của ông lão đánh cá?

Trả lời:

- Kết thúc của truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng không đi theo hướng có hậu cho như những truyện cổ tích đã học. Đến cuối cùng, mái lều rách nát và chiếc máng lợn sứt mẻ lại quay trở lại.

- Cách kết thúc này khiến chúng ta băn khoăn về số phận của ông lão đánh cá, liệu rằng bà vợ tham lam có bắt ông lão quay lại biển để nài nỉ cá vàng một lần nữa hay không.

Câu 8 (Bài luyện tập 1* - trang 97 SGK Ngữ Văn 6 Tập 1 - trang 46 VBT Ngữ Văn 6 Tập 1)

Có người cho rằng truyện này nên đặt tên là Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Ý kiến của em thế nào?

Trả lời:

Không đồng ý đổi tên truyện vì:

- Người gặp được cá là ông lão, người trực tiếp tiếp xúc với cá cũng là ông lão.

- Nếu đổi tên truyện như thế vô hình dung biến mụ vợ và thói xấu của mụ ta trở thành phần trung tâm của truyện, người đọc dễ nhầm lẫn rằng truyện có ý đề cao thói tham lam.

Giải VBT Ngữ văn 6 tập 1: Ông lão đánh cá và con cá vàng có đáp án chi tiết cho các câu hỏi Ngữ văn 6 giúp các em học sinh chuẩn bị cho các bài soạn Ngữ văn lớp 6 hiệu quả và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, VnDoc còn sưu tập rất nhiều tài liệu thi học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sử, Địa, Sinh, Công nghệ, Công dân,.... cho các em học sinh tham khảo. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm