Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Ánh trăng

Giáo án bài Ánh trăng môn Ngữ Văn lớp 9

VnDoc.com xin gửi đến quý độc giả giáo án ngữ văn bài “Ánh Trăng” trong chương trình Ngữ văn lớp 9. Bài giáo án điện tử này sẽ giúp cho học sinh hiểu được những kỉ niệm gian lao, cuộc sống khốn khó của người lính thời chiến tranh với những hình ảnh giàu suy nghĩ, mang tính biểu tượng. Mời các bạn cùng xem và tải về sử dụng.

BÀI: ÁNH TRĂNG
-Nguyễn Duy-

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

Hs biết:

  • Kỉ niệm về một thời gian lao nhưng nặng nghĩa tình của người lính.
  • Sự kết hợp các yếu tố tự sự, nghị luận trong một tác phẩm thơ Việt Nam hiện đại.

Hs hiểu:

- Ngôn ngữ, hình ảnh giàu suy nghĩ, mang ý nghĩa biểu tượng.

2. Kĩ năng:

  • Đọc – hiểu văn bản thơ được sáng tác sau năm 1975.
  • Vận dụng kiến thức về thể loại và sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong tác phẩm thơ để cảm nhận một văn bản trữ tình hiện đại.

3. Thái độ:

  • Qua bài học, lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh.
  • Giáo dục đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”.

II. Trọng tâm

  • Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy.
  • Biết được đặc điểm và những đóng góp của thơ Việt Nam vào nền văn học dân tộc.

III. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Soạn giảng - Bảng phụ-tranh-Đèn chiếu.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức cũ-soạn bài ở nhà.

IV. Tiến trình

1. Ổn định tổ chức và kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra miệng:

Câu 1: (8đ)

Hãy đọc thuộc lòng đoạn thơ mà thích nhất. Nêu ý nghĩa văn bản?

Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn, ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.

Câu 2: Nêu vài nét về tác giả của bài học hôm nay? (2đ)

(Nguyễn Duy tên khai sinh Nguyễn Duy, sinh năm 1948….)

3. Bài mới:

Vầng trăng toả ánh sáng dịu mát xuống khắp mọi nhà, với mỗi người Việt Nam thật vô cùng thân thuộc, thật đáng yêu. Vậy mà có bao giờ ta lãng quên người bạn thiên nhiên tri âm, tri kỉ ấy (mặt cho nó khuyết rồi lại tròn), để đến lúc vô tình gặp lại, ta bỗng giật mình ăn năn, tự trách lòng ta? Bài thơ “Ánh trăng” Nguyễn Duy được khơi nguồn từ một tình huống như thế!…

Hoạt động của GV và HSNội dung bài học

Hoạt động 1:

∆ GV hướng dẫn HS đọc văn bản

Cần đọc đúng ngữ điệu để cảm nhận tâm trạng của nhà thơ.

  • Khổ 1,2,3: Giọng đều đều kể chuyện.
  • Khổ 4: Ngạc nhiên,sững lại nhấn mạnh các từ: thình lình, vội bật tung, đột ngột.
  • Khổ 5,6:Giọng tha thiết, nhỏ dần ở hai tiếng giật mình.

-Gv đọc mẫu-Gọi hs đọc-nhận xét.

? Nguyễn Duy! Ông là ai?

-HS trình bày theo sgk

GV diễn giảng thêm:

(Nguyễn Duy viết … cuộc kháng chiến khép lại đã được 3 năm. Ba năm … hòa bình không phải ai cũng nhớ về những gian khổ và kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Nguyễn Duy … như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình, với mọi người về lẽ sống chung thủy, nghĩa tình).

∆ KT các em một vài từ khó.

? Về thể loại, phương thức biểu đạt, bài thơ có gì đáng chú ý?

-Hs trả lời (sgv).

GV chuyển ý.

Đọc – Tìm hiểu chú thích:

Đọc:

Tìm hiểu chú thích:

a/ Tác giả:

-Nguyễn Duy (1948)

+ Nhà thơ-chiến sĩ quân đội.

+ Được giải Nhất cuộc thi thơ của báo văn nghệ.

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác: 1978 tại TP Hồ Chí Minh.
- (SGK/156)
c/ Từ khó:

sgk/157.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
15
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo Án - Bài Giảng

    Xem thêm