Giáo án bài Câu phủ định
Giáo án Ngữ văn lớp 8
Giáo án bài Câu phủ định là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình soạn bài dạy cũng như thiết kế bài giảng nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức quan trọng cùng các khái niệm, đặc điểm hình thức của câu phủ định.
CÂU PHỦ ĐỊNH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu phủ định.
- Nắm vững chức năng của câu phủ định.
2. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng nhận biết và sử dụng câu phủ định trong nói, viết.
3. Thái độ:
Sử dụng câu phủ định phù hợp với tình huống giao tiếp.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Bảng phụ, giáo án, SGK.
2. Học sinh:
SGK, chuẩn bị bài.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
Nêu đặc điểm và chức năng của câu trần thuật? Cho ví dụ câu trần thuật dùng để kể, tả?
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới:
Nếu xét về cú pháp thì ta có thể phân loại câu theo cấu tạo (câu đơn, câu phức), phân loại theo mục đích nói mà các em vừa học đó là câu trần thuật, nghi vấn, cầu khiến, cảm thán (có thể hỏi, đáp). Ngoài ra, còn phân loại theo các cách khác đó là câu khẳng định và câu phủ định. Ở tiết trước, các em đã được tìm hiểu câu khẳng định ở dạng câu trần thuật. Đối lập với câu trần thuật khẳng định là câu phủ định. Thế nào là câu phủ định? Chúng ta đi vào tìm hiểu ở bài học hôm nay.
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Ghi bảng |
Hoạt động 1: HS đọc bảng phụ - Các câu (b), (c), (d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)? - Những từ ngữ đó gọi là những từ gì? - Vậy câu chứa từ ngữ phủ đinh gọi là câu gì? - Câu (b), (c), (d) có gì khác với câu (a) về chức năng? - Từ ví dụ trên, em nhận thấy câu phủ đinh có chức năng gì? - Gọi HS đọc ví dụ 2. - Hãy xác đinh từ ngữ phủ định? | Hoạt động 1: Bảng phụ - Các câu (b), (c), (d) khác với câu (a) ở các từ: không, chưa, chẳng. - Là những từ phủ định - Câu chứa từ ngữ phủ định được gọi là câu phủ định. - Nếu câu (a) dùng để khẳng định việc "Nam đi Huế" là có diễn ra thì câu (b), (c), (d) dùng để phủ định việc đó tức là việc " Nam đi Huế" là không diễn ra. - Thông báo, xác nhận, người ta gọi đó là câu phủ định miêu tả. | I. Đặc điểm hình thức và chức năng. 1. Ví dụ 1: (Sgk - 52) Từ phủ định: không, chưa, chẳng Chức năng thông báo xác nhận (câu phủ định miêu tả) |