Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8: Câu phủ định theo Công văn 5512

Câu phủ định theo Công văn 5512

Giáo án Văn 8: Câu phủ định theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho các thầy cô trong quá trình soạn bài dạy cũng như thiết kế bài giảng nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức quan trọng cùng các khái niệm, đặc điểm hình thức của câu phủ định.

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Hiểu rõ đặc điểm hình thức và chức năng của câu phủ định.

2. Năng lực: HS có kĩ năng dùng câu phủ định phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.Năng lực dùng câu đúng và hay.

3. Phẩm chất: HS có ý tình yêu Tiếng Việt; có ý thức trau dồi vốn ngôn ngữ Tiếng Việt và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv: nêu câu hỏi

GV giao nhiệm vụ đưa tình huống hỏi 2 HS

? Trong giờ sinh hoạt, có một bạn trong lớp nói rằng hôm qua em đi học muộn vì mải chơi ở quán điện tử nhưng sự thật không phải như vậy. Em sẽ thanh minh (phản bác) lại bạn ntn?

? Câu em vừa trả lời thuộc kiểu câu gì? Kiểu câu đó có đặc điểm hình thức và chức năng có gì khác so với các kiểu câu đã học?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Không phải thế! Hôm qua mình không đi chơi điện tử. Xe mình bị hỏng nên không đến đúng giờ.

- Đâu có! Mình không đi chơi điện tử. Mình bị ngã xe nên không đến đúng giờ.

- Câu em vừa trả lời thuộc kiểu câu phủ định. Kiểu câu đó có đặc điểm hình thức có từ phủ định …và chức năng phủ định, phản bác lại ý kiến …

HS có thể trả lời được câu hỏi trên hoặc có thể không...

* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét đánh giá

->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Câu phủ định là gì? Đặc điểm hình thức và chức năng của nó là gì khác so với các kiểu câu đã học chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật phủ định

1. Mục tiêu: Nêu được những hiểu biết của mình về câu phủ định

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của nhóm

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Các câu (b,c,d) có đặc điểm hình thức gì khác so với câu (a)?

2. Những câu này có gì khác với câu (a) về chức năng?

3. Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?

4. Mấy ông thầy bói xem voi dùng những câu có từ ngữ phủ định để làm gì?

5. Vậy câu phủ định là gì? Nó có những chức năng gì?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Các câu (b,c,d) khác với câu (a) ở các từ: không, chưa, chẳng.

2. Câu (a) dùng để khẳng định việc Nam đi Huế là có thể diễn ra.

Câu (b,c,d) phủ định việc đó sẽ không diễn ra.

G: Những câu (b,c,d) chứa từ ngữ phủ định người ta gọi đó là câu phủ định.

3. Trong đoạn trích trên, những câu nào có từ ngữ phủ định?

- Không phải, nó trần trẫn như cái đòn càn.

- Đâu có!

4. Để phản bác một ý kiến, một nhận định của người đối thoại.

5. HS rút ra từ phần ghi nhớ/ 53.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Đặc điểm hình thức và chức năng:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Có những từ phủ định: không, …

- Dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự việc.

+ Phản bác một ý kiến, nhận định.

3. Ghi nhớ: sgk

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Hịch tướng sĩ theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm