Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận theo Công văn 5512

Giáo án Văn 8 Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Giáo án Văn 8: Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài ôn tập về luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

Bài 28. Tiết 116. Tập làm văn

TÌM HIỂU CÁC YẾU TỐ TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ

TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hs hiểu được tự sự và miêu tả là hai yếu tố cần thiết trong bài nghị luận. Vì chúng có khả năng giúp người nghe, người đọc nhận thức được nội dung nghị luận một cách rõ ràng.

- Nắm được yêu cầu cần thiết của việc đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài NL.

2. Năng lực: HS có kĩ năng đưa các yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận.Năng lực sử dụng yếu tố TS, MT trong VB nghị luận.

3. Phẩm chất: HS có ý thức dùng các yếu tố tự sự, miêu tả khi làm cài văn nghị luận.

4. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Giáo dục ý thức viết bài văn nghị luận có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, tranh ảnh tài liệu tham khảo, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

+ Chỉ ra yếu tố tự sự, miêu tả trong câu sau để nêu thực trạng của vc ăn mặc không lành mạnh của 1 số bạn hs:

Gần đây có bạn trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng tinh, mà thay vào đó là chiếc áo lòe loẹt, có in hình ảnh của ca sĩ đang ăn khách để diện đến trường.

- Dự kiến TL:

yếu tố tự sự: Gần đây có bạn ....để diện đến trường

yếu tố miêu tả: chiếc áo sơ mi trắng tinh, chiếc áo lòe loẹt, có in hình ảnh của ca sĩ

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

- Dự kiến sản phẩm: ...........

* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét đánh giá

->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Vậy khi viết bv nghị luận yt ts và mt đc sd ntn ->chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được: Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Hai luận cứ này có sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả, hãy chỉ ra hai yếu tố đó?

2. Vì sao đoạn trích a, b sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả nhưng không phải là văn bản tự sự hay miêu tả?

3. Nx vai trò của các yếu tố ts, mt

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Đoạn a: sử dụng yếu tố tự sự kể về thủ đoạn bắt lính của chính quyền thực dân.

Đoạn b: sử dụng yếu tố miêu tả, tả lại cảnh khổ sở của người dân bị bắt lính.

2. Các yếu tố TS và miêu tả trong 2 đoạn văn trên nhằm làm sáng tỏ vấn đề: tố cáo tội ác của TD Pháp, không nhằm mục đích miêu tả hay kể đơn thuần

3. Vai trò: làm cho đv hấp dẫn, sinh động

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Tìm những yếu tố t.sự, m.tả trong VB trên và cho biết tác dụng của chúng?

2. Vì sao tác giả VB trên đã không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ 2 truyện Chàng Trăng và Nàng Han, mà chỉ tả cụ thể một số h/ả và kể kĩ một số chi tiết trong những câu chuyện ấy?

3. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết: khi đưa các yếu tố t.sự và m.tả vào bài văn nghị luận, cần chú ý những gì?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Những yếu tố tự sự và miêu tả:

+... rồi cuối cùng biến vào mặt trăng để đêm đêm soi xuống dòng thác Pông gơ nhi những vầng sáng bạc.

+Quân nàng liên kết với người kinh, theo cờ lệnh bằng chăn dệt chỉ ngũ sắc...

2. Tác dụng của chúng là làm rõ luận cứ nói trên: "Riêng Chàng Trăng của DT Mơ nông và Nàng Han của DT Thái là hai truyện có nhiều nét rất giống với truyện Thánh Gióng ở miền xuôi".

- Tác giả không kể lại đầy đủ và cặn kẽ toàn bộ hai truyện Chàng Trăng và Nàng Han, vì đây không phải là VB t.sự, mà chỉ chọn những chi tiết và h/ả cần thiết để kể và tả. Những yếu tố t.sự và m.tả nhằm làm rõ luận cứ đã nêu trong bài văn nghị luận.

3. Các yếu tố tự sự và mt phục vụ cho luận điểm chứ không làm phá vỡ mạch nghị luận

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

I. Yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận.:

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Tự sự và miêu tả giúp cho việc trình bày luận cứ rõ ràng, cụ thể sinh động hơn, có sức thuyết hơn.

- Không nên đưa tràn lan sẽ phá vỡ tính mạch lạc của bài văn.

3. Ghi nhớ: sgk/ 116.

II. Luyện tập:

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Luyện tập: lựa chọn trật tự từ trong câu theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Đánh giá bài viết
1 1.866
Sắp xếp theo

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm