Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8: Viết bài tập làm văn số 6 theo Công văn 5512

Giáo án Văn 8 Viết bài tập làm văn số 6

Giáo án Văn 8: Viết bài tập làm văn số 6 theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài ôn tập về luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

Bài 25. Tiết 103+104: Tập làm văn

LUYỆN VIẾT VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Củng cố chắc hơn những kiến thức về văn nghị luận.

2. Năng lực:

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác,…

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực nghe, nói, đọc, viết, tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- Tích cực học tập, bồi dưỡng lòng yêu thích say mê môn học

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Đề, biểu điểm, đáp án.

2. Chuẩn bị của học sinh: ôn bài.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ma trận:

Mức độ

Lĩnh vực ND

NHận biết

Thông hiểu

Vận dụng thấp

Vận dụng cao

Tổng số

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Văn nghị luận

1câu

10đ

1câu

10đ

Tổng số câu

Tổng số điểm

1 câu

10 đ

2. Đề bài:

Đề bài: Từ bài “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, hãy nêu suy nghĩ mối quan hệ giữa “học” và “hành”.

3. Đáp án và biểu điểm chấm

a. Yêu cầu kĩ năng (1 điểm)

- Đúng đặc trưng của bài văn nghị luận

- Trình bày rõ ràng rành mạch các luận điểm luận cứ, dẫn chứng cụ thể xác thực.

- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt.

- Bố cục ba phần rõ ràng.

b. Kiến thức: (9 điểm)

I. Mở bài:

- "Bàn luận về phép học" là một phần trong bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung để bàn bạc, tìm cách đổi mới cho phương thức học tập thời bấy giờ. Văn bản nghị luận này không chỉ có giá trị đương thời mà còn ảnh hưởng đến cách học của chúng ta sau này.

- Học phải đi đôi với hành. Học phải kết hợp với hành là luận điểm tiến bộ trong bài tấu mà ngày nay chúng ta còn làm theo.

- Vậy giữa học và hành có quan hệ như thế nào? Chúng ta cần làm rõ vấn đề trên.

II. Thân bài:

1. Giải Thích: (2đ)

- Học: là hoạt động của trí óc để tiếp thu những cái mới, những điều chưa biết, học còn là bắt chước những cái hay, cái đẹp của người khác.

- Hành: là thực hành, là ứng dụng những gì đã học.

=> Tác giả khuyên học phải có hành, nghĩa là học và hành phải đi đôi với nhau. Không thể học mà không đi đôi với hành và ngược lại: hành mà không học.

2. Tại sao học lại phải đi đôi với hành?(3đ)

- Nếu học chỉ để nhồi nhét 1 mớ kiến thức, sách vở vào đầu thì có ích lợi gì nếu không biết đem những điều đã học ra áp dụng. Học mà không hành như vậy thật là vô ích. Phải biết đem cái học áp dụng vào thực tế thì cái học ấy mới có giá trị. Ngược lại: chỉ hành mà không học theo kiểu: "Trăm hay không bằng hay quen" thì rõ ràng là cực đoan và nguy hiểm.

- Hành mà không học thì làm sao biết được đầy đủ kiến thức về sự vật, sự việc ấy đễ ứng phó trong mọi trường hợp, mọi lĩnh vực.

- Hành mà không học thì chỉ là sự mò mẫn chẳng khác nào người đi trong đêm tối. Vừa mất thời gian, vừa hỏng việc.

- Rõ ràng kiến thức không phải tự nhiên mà có, tất cả là từ những kinh nghiệm quý báu đã được rút ra từ thực tiễn, có giá trị đúng đắn và được nhiều người chấp nhận. Cho nên hành không thể không học. ý thức được điều này, ông cha ta thường xuyên "học hành, học hỏi, học tập".

- Học, hỏi, hiểu, hành là phương trâm mà mọi người cần hướng tới và làm theo nó.

3. Tác dụng (2 đ)

- Phải gắn liền học và hành. Cần hiểu hành ở đây không chỉ là những bài tập áp dụng trong sách vở mà hành còn là những điều đã học phải đem ra áp dụng vào thực tế cuộc sống (Ví dụ: 1 kỹ sư học lý thuyết trong trường, khi về công xưởng anh ta phải biết áp dụng những điều đã học vào thực tế sản xuất, vào cuộc sống.)

- Học đễ cung cấp kiến thức cho thực hành, giúp cho thực hành dễ dàng hơn.

- Học đễ đem áp dụng kiến thức đã học vào thực tế. Hành còn củng cố, hoàn chỉnh cho học.

- Là học sinh còn ngồi ghế nhà trường phải biết áp dụng tốt phương trâm học này đễ việc học ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Lời khuyên này còn có tác dụng chỉ ra con đường học tập đúng đắn, nhất là đối với 1 số người lười nhác, không chịu thực hành, chỉ muốn rập khôn theo lý thuyết.

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo:  Giáo án Văn 8: Hội thoại theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm