Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8: Luyện tập làm văn bản thông báo theo Công văn 5512

Giáo án Văn 8 Luyện tập làm văn bản thông báo

Giáo án Văn 8: Luyện tập làm văn bản thông báo theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và đăng tải để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn

Bài 34-Tiết 138:

LUYỆN TẬP LÀM VĂN BẢN THÔNG BÁO

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức

- Kiến thức chung:

+ Củng cố lại những hiểu biết và rèn kĩ năng về văn bản hành chính;

+ Biết viết được một loại văn bản hành chính phù hợp.

- Kiến thức trọng tâm:

+ Hệ thống kiến thức về văn bản hành chính.

+ Mục đích, yêu cầu cấu tạo của văn bản thông báo.

2. Năng lực:

a. Các năng lực chung:

- Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tư duy; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng ngôn ngữ.

b. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực tạo lập văn bản.

3. Phẩm chất:

- Yêu quê hương đất nước, yêu Tiếng Việt.

- Tự lập, tự tin, tự chủ.

- GD HS có ý thức trung thực khi viết VBTB

2. Kĩ năng

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học, sgk, tltk

2. Chuẩn bị của học sinh:

- Ôn bài.

- Chuẩn bị theo các câu hỏi SGK

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Mô tả phương pháp và kĩ thuật thực hiện các chuỗi hoạt động trong bài học:

Tên hoạt động

Phương pháp thực hiện

Kĩ thuật dạy học

Hoạt động 1: Mở đầu

- Dạy học nghiên cứu tình huống.

- Dạy học hợp tác

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động 3: Luyện tập

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Dạy học theo nhóm

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

- Kĩ thuật học tập hợp tác

Hoạt động 4 : Vận dụng

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng, sáng tạo

- Dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề

- Kĩ thuật đặt câu hỏi

2. Tổ chức các hoạt động:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU (3 phút)

1. Mục tiêu:

-Tạo tâm thế hứng thú cho hs tìm hiểu bài

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu:

? Hãy kể tên các thể loại van bản hành chính công vụ đã được học ở các lớp dưới?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm: Đề nghị, Báo cáo, đơn từ ...

*Báo cáo kết quả

- Gv: gọi hs trả lời

- Hs: trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Tiết học hôm nay chúng ta cùng hệ thống hóa lại các kiến thức về văn bản thông báo đã học ở tiết trước.

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học

1. Mục tiêu:

- Củng cố các kiến thức về văn bản thông báo.

- Rèn kĩ năng viết văn bản thông báo.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cặp đôi.

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ 1:

Hoạt động cặp đôi.

- Giáo viên yêu cầu:

? Thế nào là văn bản thông báo?

? Thể thức viết văn bản thông báo?

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm:

Văn bản thông báo: Truyền đạt những thông tin cụ thể từ phía cơ quan, đoàn thể, tổ chức cho những người dưới quyền hoặc những người quan tâm đến nội dung thông báo được biết để thực hiện

- Văn bản thông báo cho biết ai thông báo, thông báo cho ai, nội dung công việc, quy định, thời gian, địa điểm, cụ thể, chính xác.

Phải tuân thủ thể thức hành chính, có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu tiêu ngữ, tên văn bản, ngày tháng, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo

*Báo cáo kết quả

- Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời

- Hs: trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

*Chuyển giao nhiệm vụ 2:

Hoạt động cá nhân.

- Giáo viên yêu cầu:

? Tình huống cần viết VBTB? Ai thông báo và thông báo cho ai?

? Nhận xét thể thức của 2 văn bản thông báo (nội dung, quy định, thời gian, địa điểm được nêu trong văn bản thông báo)

? Nội dung và thể thức của VBTB?

? Nội dung của VBTB thường là gì?

? VBTB có những mục đích gì?

? VBTB và VBTT có những đỉêm giống và khác nhau ntn?

1. Mục tiêu:

- Củng cố các kiến thức kĩ năng về vb thông báo.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động chung cả lớp.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ:

Hoạt động cặp đôi.

- Giáo viên yêu cầu:

? Thế nào là văn bản tường trình, VB thông báo

? Phân biệt mục đích cách viết 2 loại văn bản này

- Học sinh tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: tiếp nhận và thực hiện nhiêm vụ

- Giáo viên: quan sát, giúp đỡ và định hướng cho hs khi cần thiết

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả

- Gv: gọi đại diện các cặp đôi trả lời

- Hs:trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bài

I. Ôn tập lí thuyết

Câu 1 (SGK-148)

- Tình huống cần viết VBTB: Cấp trên hoặc tổ chức, cơ quan, đảng, nhà nước cần báo cho cấp dưới hoặc nhân dân biết về một vấn đề, chủ trương, chính sách, việc làm…

2. Nội dung và thể thức của VBTB

- Nội dung: Gồm 3 phần

- VBTB tuân thủ theo thể thức hành chính: Có ghi tên cơ quan, số công văn, quốc hiệu, tiêu ngữ, tên VB, ngày tháng làm VB, người nhận, người thông báo, chức vụ người thông báo thì mới có hiệu lực.

- ND VBTB thường là: các VB của nhà nước ở cấp cao thông báo với nhân dân về một vấn đề có tầm quan trọng nhất định

- VBTB có những mục đích: Cơ quan lãnh đạo cấp trên truyền đạt công việc cho cấp dưới để phổ biến tình hình cho cấp dưới biết và thực hiện

3. VBTB và VBTT có những đỉêm giống và khác nhau:

* Giống: đều là VB điều hành chính, tuân theo những phần mục nhất định.

* Khác nhau:

- VBTB là cấp trên gửi xuống cấp dưới

- VBTT là trình bày thiệt hại hay mức độ sự việc sảy ra cần xem xét

II. Luyện Tập:

Bài tập 1 (SGK-149)

Lựa chọn loại VB nào thích hợp trong các trường hợp sau:

a. Thông báo

b. Báo cáo

c. Thông báo

Bài tập 2 (SGK-150)

- Văn bản thiếu: số công văn, địa điểm, thiếu nơi nhận (góc trái), ngày tháng năm phải đặt trên tên văn bản góc phải.

Bài tập 3 (SGK-150)

- Một số tình huống viết thông báo:

+ Nhà trường thông báo thời hạn nhận đơn nhập học (lớp 5-6-10).

+ Họp phụ huynh, nghỉ các ngày lễ tết

+ Trưởng xóm thông báo vệ sinh đường làng ngõ xóm..

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Chương trình địa phương phần Tiếng Việt theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm