Giáo án Văn 8: Câu nghi vấn theo Công văn 5512
Giáo án Văn 8 bài Câu nghi vấn theo Công văn 5512
VnDoc xin giới thiệu Giáo án Văn 8: Câu nghi vấn theo Công văn 5512 để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Ngữ văn 8 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn
- Kế hoạch bài dạy theo mẫu công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Địa lý 8 theo công văn 5512
- Kế hoạch giảng dạy môn Ngữ văn 8 theo công văn 5512
- Tổng hợp giáo án Địa 8 theo Công văn 5512
TÊN BÀI DẠY: Tiết 75
CÂU NGHI VẤN
Môn học (hoạt động giáo dục).............Lớp:
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu nghi vấn. Phân biệt câu nghi vấn với các kiểu câu khác.
- Nắm vững chức năng chính của câu nghi vấn: dùng để hỏi.
2. Năng lực
a) Các năng lực chung.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: đọc hiểu một văn bản nghị luận.
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
b). Các năng lực chuyên biệt.
- Năng lực ngôn ngữ: giao tiếp tiếng Việt, sử dụng ngôn ngữ: trình bày một vấn đề trước tập thể, nâng cao khả năng giao tiếp… Biết cách sử dụng câu nghi vấn đúng cách, đúng mục đích
- Năng lực thẩm mĩ: thưởng thức, cảm thụ văn học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Yêu tiếng mẹ đẻ, giữ gìn sự trong sáng của tv
- Chăm chỉ: có trách nhiệm trong học tập.
- Nhân ái: Yêu bạn bè, thầy cô, cha mẹ thông qua việc đọc sách.
- Trách nhiệm, trung thực: Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tv
.II. Thiết bị dạy và học liệu
1. Thầy:
- Kế hoạch bài học
- Học liệu: Đồ dùng dạy học, phiếu học tập, máy chiếu
2. Trò:
- Soạn bài.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Mở đầu
- Mục tiêu: Tạo tâm thế, định hướng chú ý vào bài học mới.
- Phương pháp: trò chơi.
- Kĩ thuật: động não.
- Tiến trình:
Bước 1: giao nhiệm vụ
G: Cử lớp trưởng lên triển khai trò chơi hát truyền vật (một tờ giấy). Bài hát: Quả gì?
Kết thúc bài hát tờ giấy ở trong tay bạn nào bạn đó sẽ phải trả lời câu hỏi trong tờ giấy.
? Trong lời bài hát tác giả sử dụng kiểu câu gì nhiều nhất?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời
- Câu hỏi (câu nghi vấn)
Bước 4: GV nhận xét, dẫn vào bài: Trong chương trình lớp 8 các em sẽ được học về 4 kiểu câu phân loại theo mục đích nói (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật, câu cảm thán). Hôm nay cô và các em sẽ tìm hiểu kiểu câu đầu tiên: Câu nghi vấn
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (30’)
- Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn - Phương pháp: Giải quyết vấn đề, Thảo luận nhóm, vấn đáp, đóng vai - Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút - Tiến trình: | I. Đặc điểm hình thức và chức năng chính. | ||
Gọi HS đọc Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm bàn(3p) Bước 1: giao nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ Bước 3: HS nhận xét về phần trả lời Dự kiến sản phẩm
Bước 4: GV nhận xét, chiếu đáp án | 1. Tìm hiểu ngữ liệu (sgk/11) | ||
? Ngoài những từ nghi vấn trong ví dụ trên, em còn biết những từ nghi vấn nào khác? - Đâu,tại sao, bao nhiêu,..đã….chưa ? Đặt câu với một từ nghi vấn mà em vừa tìm được ? Xác định mục đích nói trong những câu nghi vấn ở trên - Cái Tí hỏi thăm mẹ ? Từ những Vd chúng ta vừa tìm hiểu, em hãy cho biết chức năng chính câu nghi vấn được dùng để làm gì? - Có chức năng chính dùng để hỏi. ? Khi viết, câu nghi vấn thường kết thúc bằng dấu câu nào? - Khi viết, kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi. G : Những câu có đặc điểm hình thức và chức năng như thế này được gọi là câu nghi vấn ? Vậy em hãy cho biết thế nào là câu nghi vấn? G: Đây chính là ND phần ghi nhớ (sgk/11) ?Đọc ghi nhớ SGK? | 2. Nhận xét: *Hình thức: - Có từ nghi vấn: có…không, làm sao, hay là, ai, gì, nào, tại sao… - Kết thúc câu có dấu chấm hỏi * Chức năng chính: - Dùng để hỏi. * Ghi nhớ: SGK trang 11 | ||
? Em thường sử dụng câu nghi vấn trong những hoàn cảnh nào? - Trong giao tiếp hằng ngày - Trong tạo lập văn bản G : khi sử dụng câu nghi vấn khi viết các em chú ý dùng dấu chấm hỏi cuối câu. Khi nói chú ý nhấn mạnh các từ nghi vấn tạo ngữ điệu khi hỏi. ? Cô có 2 câu nghi vấn sau: A, Hôm qua em đi đâu vậy? B, Hôm nay bạn Minh hay bạn Hiền trực nhật lớp? Lên bảng viết 2 phương án trả lời cho mỗi câu G: - Câu a người được hỏi có thể có những câu trả lời khác nhau -> kiểu câu nghi vấn không lựa chọn - Câu b người được hỏi chỉ có thể lựa chọn một trong hai phương án trong câu hỏi -> kiểu câu nghi vấn có lựa chọn (sử dụng quan hệ từ hay,hay là) ? Ở ý b có thể thay từ “hay” bằng từ “hoặc” được không? - không vì từ “hoặc ” tuy là QHT biểu thị quan hệ lựa chọn nhưng chỉ dùng trong câu trần thuật. Nếu thay thì câu sẽ chuyển sang dạng câu trần thuật, câu sẽ sai ý nghĩa. G: Các em sẽ vận dụng kiến thức này để về nhà làm BT 2 phần luyện tập G: Cho đoạn thơ: ? Tìm câu nghi vấn trong đoạn trích - Hồn ở đâu bây giờ? ? Câu thơ thể hiện nội dung gì - Sự tiếc nuối cảm thương đối với ông Đồ trong thời kỳ Nho học suy tàn ? Mục đích của câu nghi vấn trên là để làm gì? - Thể hiện tình cảm, cảm xúc G đây là biện pháp nghệ thuật câu hỏi tu từ, hỏi nhưng không cần trả lời… G: Qua VD này ta thấy bên cạnh chức năng chính là để hỏi câu nghi vấn còn có các chức năng khác như khẳng định, cầu khiến, bộc lộ cảm xúc. Ta sẽ tìm hiểu kỹ về các chức năng này trong tiết học 79 câu nghi vấn phần tiếp theo ở tuần sau. ? Chúng ta vừa tìm hiểu về câu nghi vấn,vận dụng kiến thức đã học hoạt động cặp đôi dựng đoạn đối thoại có sử dụng câu nghi vấn. Mỗi bạn phải có một lượt hỏi và một lượt trả lời HS thực hiện hoạt động cặp đôi | |||
Hoạt động 3: Luyện tập - Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học - Phương pháp: Vấn đáp, Thảo luận nhóm, giải quyết vấn đề, trò chơi, phân tích video - Kĩ thuật: Động não, trình bày một phút, công đoạn |
Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung
Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh theo Công văn 5512
Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc