Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Văn 8: Hội thoại (tiếp theo) theo Công văn 5512

Giáo án Văn 8: Hội thoại (tiếp theo)

Giáo án Văn 8: Hội thoại (tiếp theo) theo Công văn 5512 được VnDoc sưu tầm và chia sẻ bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài ôn tập về luận điểm này nhằm cung cấp cho các thầy cô tài liệu tham khảo cho quá trình xây dựng bài dạy bộ môn, với nội dung chi tiết trình bày khoa học giúp học sinh nhanh chóng nắm bắt được trọng tâm bài học.

Bài 27. Tiết 108: Tiếng Việt

HỘI THOẠI

(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm khái niệm vai XH, lượt lời và biết vận dụng hiểu biết về những vấn đề ấy vào quá trình hội thoại nhằm đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

2. Năng lực: HS có kĩ năng tìm hiểu, vận dụng những kiến thức về hội thoại vào đời sống giao tiếp.Năng lực sử dụng ngôn ngữ

3. Phẩm chất: HS có ý thức lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài học.

- Học liệu: bảng phụ, phiếu học tập.

2. Chuẩn bị của học sinh: soạn bài theo nội dung được phân công.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG 1: MỞ ĐẦU: (3 phút)

1. Mục tiêu:

- Tạo tâm thế hứng thú cho HS.

- Kích thích HS tìm hiểu về Hội thoại

2. Phương thức thực hiện: HĐ cá nhân, HĐ cả lớp

3. Sản phẩm hoạt động: Trình bày miệng

4. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- Gv: nêu câu hỏi

? Vai xã hội được xác định bởi những quan hệ nào? Để giao tiếp tốt chúng ta phải lưu ý điều gì?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh: trả lời

- Giáo viên: quan sát giúp đỡ Hs

- Dự kiến sản phẩm:

- Quan hệ trên- dưới, ngang hàng.

+ Thứ bậc trong gia đình.

+ Thứ bậc xã hội.

+ Tuổi tác.

- Quan hệ thân- sơ.

- Cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp.

* Báo cáo kết quả: Học sinh trả lời miệng

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung đánh giá

- GV nhận xét đánh giá

->GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học:

Trong tiết học trước chúng ta đã tìm hiểu vai xã hội. Xác định được vai xã hội ta sẽ có cách cư xử cho phù hợp. Khi tham gia hội thoại, ai cũng được nói nhưng nói ntn để thể hiện mình là người lịch sự. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

1. Mục tiêu: Giúp HS tìm hiểu và nắm được: lượt lời trong hội thoại

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập của học sinh

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh tự đánh giá.

- Học sinh đánh giá lẫn nhau.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên: nêu yêu cầu

1. Trong cuộc thoại trên mỗi nhân vật nói bao nhiêu lượt?

2. Em thấy cuộc đối thoại giữa Hồng và bà cô có ai không được nói không?

3. Vậy em hiểu lượt lời là gì?

4. Trong cuộc thoại bao nhiêu lần lẽ ra Hồng được nói nhưng không nói? Sự im lặng ấy thể hiện thái độ của Hồng đối với lời nói của người cô ntn?

5. Vì sao Hồng không cắt lời bà cô nói những điều Hồng không muốn nghe

6. Qua đó ta rút ra chú ý gì khi tham gia hội thoại?

- Hs: tiếp nhận

* Thực hiện nhiệm vụ:

- Học sinh: làm việc cá nhân.

- Giáo viên: quan sát, hỗ trợ hs

- Dự kiến sản phẩm:

1. Trong cuộc thoại trên mỗi nhân vật nói:

Các lượt lời của bà cô:

1. Hồng! Mày có muốn vào …không?

2. Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm…đâu!.

3. Mày dại quá… em bé chứ.

4. Vậy mày hỏi cô Thông – tên người.

5. Mấy lại rằm tháng tám này…

b, Lượt lời của Hồng:

1. Không! Cháu không muốn vào.

2. Sao cô biết mợ con có con.

2. - Trong cuộc thoại ai cũng được nói.

3. - Mỗi lần có một người tham gia lượt lời hội thoại nó được gọ là một lượt lời.

4.- Trong cuộc thoại, lẽ ra Hồng được nói:

Lần 1: sau lượt lời (1) của người cô.

Lần 2: sau lượt lời (3) của bà cô.

- Sự im lặng ấy thể thái độ bất bình của Hồng trước những lời nói thiếu thiện chí của bà cô.

5. - Hồng không cắt lời người cô vì Hồng ý thức được rằng Hồng là người thuộc vai dưới cho nên phải kìm chế để giữ thái độ lễ phép của người dưới đối với người trên.

6. Qua đó ta thấy: Khi tham gia hội thoại phải tôn trọng lượt lời của người đối thoại, cần tránh nói tranh lượt của người khác hoặc “cướp lời” khi người khác chưa kết thức lượt lời của họ.

* Báo cáo kết quả: Hs trả lời

* Đánh giá kết quả:

- Học sinh: các nhóm nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên chốt kiến thức và ghi bảng

G: Có những lúc do không tiện nói ra điều mình nghĩ ta có quyền biểu thị thái độ im lặng mà không cần tiếp lời.

I. Lượt lời trong hội thoại.

1. Ví dụ:

2. Nhận xét:

- Trong cuộc thoại ai cũng được nói.

- Mỗi lần có một người tham gia hội thoại nói là một lượt lời.

- Sự im lặng biểu thị thái độ.

- Không ngắt lời để giữ sự tôn trọng người đối thoại.

3. Ghi nhớ: sgk.

II. Luyện tập:

Giáo án vẫn còn dài mời quý thầy cô tải về để tham khảo trọn nội dung

Bài tiếp theo: Giáo án Văn 8: Luyện tập: đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận theo Công văn 5512

Mời quý thầy cô tham khảo thêm: Thư viện Giáo Án điện tử VnDoc

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Ngữ văn lớp 8

    Xem thêm