Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Cho tôi đi làm mưa với

Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Cho tôi đi làm mưa với được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm nhằm hỗ trợ các cô trong quá trình xây dựng bài học cũng như tạo niềm hứng thú của trẻ với các hoạt động trên lớp hơn, từ đó phát triển thẩm mỹ toàn diện cho trẻ.

Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Hoa xung quanh bé

Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Bé cắt dán ngôi nhà

Giáo án Cho tôi đi làm mưa với mẫu 1

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ

Chủ đề: “Nước và hiện tượng tự nhiên”

Tên bài: Âm nhạc “CHO TÔI ĐI LÀM MƯA VỚI”

* Nội dung trọng tâm: Hát, vận động theo nhạc “Cho tôi đi làm mưa với”

* Nội dung kết hợp: Nghe hát: “Mưa rơi” – dân ca Xá

I. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ nhớ tên bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với”, thuộc bài hát.

- Trẻ đã biết VĐ theo tiết tấu nhanh bài hát: "Cho tôi đi làm mưa với".

- Trẻ ngẫu hứng cùng cô qua bài hát nghe: "Mưa rơi".

- Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động trong giờ học.

II. Chuẩn bị:

- Đĩa nhạc ghi bài hát trẻ được học.

- Phòng học, hoa đeo tay, trang phục, mũ âm nhạc...

- Bài giảng Powerpoint có nội dung bài học.

III. Tiến hành:

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Gây hứng thú vào bài:

- Lắng nghe! Lắng nghe! Lắng nghe xem đây là tiếng gì nhé! (Cô mở Slide có âm thanh tiếng mưa, sấm)

- Chúng mình cùng kiểm tra nhé! (Cô mở Slide kết quả cho trẻ kiểm tra).

- Ai có thể nói cho cô và các bạn biết tác dụng của mưa nào!

ðGiáo dục: Các con ạ! Mưa rất cần thiết cho sự sống của muôn loài, nếu không có mưa cây cỏ sẽ khô héo, đất đai cằn cỗi và có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của con người. Tuy nhiên nếu mưa nhiều quá cũng có tác hại xấu: gây lũ lụt xói mòn đất. Vì vậy hãy bảo vệ sự sống của chúng ta bằng cách không xả rác thải ra môi trường các con nhé!

* Hát: “Cho tôi đi làm mưa với”.

- Cô cho trẻ hát bài hát: " Cho tôi đi làm mưa với" 2 lần .

- Chúng mình vừa hát bài hát gì? Do ai sáng tác?

- Chúng mình thấy bài hát như thế nào?

* VĐ theo tiết tấu nhanh bài: “Cho tôi đi làm mưa với”.

- Bài hát: “Cho tôi đi làm mưa với” có thể kết hợp với VĐTTTN, Vậy VĐTTTN là vận động như thế nào? Ai có thể lên đây thực hiện cho cô và các bạn thưởng thức nào!

- Cho trẻ hát 2 lần

+ Lần 1: Trẻ ngồi tại chỗ VĐ.

+ Lần 2: Trẻ VĐ dùng dụng cụ âm nhạc.

(Lần lượt 3 tổ VĐ với dụng cụ âm nhạc)

- Nhóm bạn trai, nhóm bạn gái.

- Mời cá nhân trẻ lên VĐ.

* Nghe hát: “Mưa rơi”.

- "Mưa rơi cho cây tốt tươi búp chen lá trên cành, rừng đẹp trăm hoa rung rinh theo gió..." Đó chính là lời bài hát: " Mưa rơi" - Dân ca xá mà sau đây cô sẽ hát tặng chúng mình đấy!

- Lần 1: Cô hát diễn cảm cùng nhạc.

+ Cô vừa hát tặng chúng mình bài hát gì? đân ca nào?

+ Bài hát nói về điều gì?

+ Để thấy rõ hơn tác dụng của mưa đối với cuộc sống của chúng ta, các con cùng lắng nghe lại bài hát " Mưa rơi" một lần nữa nhé!

- Lần 2: Cô kết hợp múa phụ họa. Trẻ ngẫu hứng cùng cô giáo.

*Kết thúc: Cô nhận xét giờ học.

- Nghe gì? Nghe gì?

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ chú ý nhìn lên màn hình kiểm tra.

- Trẻ trả lời theo vốn hiểu biết.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ đứng dậy.

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lên vận động.

- Cả lớp VĐ 2 lần.

- Các tổ lần lượt VĐ.

- Nhóm trẻ lên thực hiện

- Cá nhân trẻ VĐ.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ chú ý lắng nghe.

- Trẻ ngẫu hứng cùng cô.

- Trẻ lắng nghe

Giáo án Cho tôi đi làm mưa với mẫu 2

GIÁO ÁN

Hoạt động: Phát triển thẩm mỹ

Chủ đề: LỢI ÍCH CỦA NƯỚC

ĐỀ TÀI:

- Dạy hát: Cho tôi đi làm mưa với.

- Nghe hát: Mưa bóng mây.

- Vận động: Vỗ phách.

- TCÂN: Tai ai tinh

I. Mục đích – Yêu cầu:

  • Giúp trẻ nhớ tên bài hát, hát thuộc lời của bài hát, hát theo giai điệu của bài hát, hiểu nội dung bài hát nói về nguồn nước mưa cũng rất quý và có nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người vì nước mưa dùng để ăn, tắm và tưới cho cây cối.
  • Rèn kỹ năng ca hát biết kết hợp vận động vỗ phách theo giai điệu của bài hát, biết hát đúng nhịp, giai điệu của bài hát, biết cảm thụ âm nhạc khi hát và nghe hát. Trẻ biết phối kết hợp thảo luận cùng nhau về hình thức thi giọng ca vàng.
  • Giáo dục trẻ về việc bảo vệ các nguồn nước sạch. Không xả rác xuống sông, ao, hồ nước, làm ô nhiễm nguồn nước sạch. Biết tiết kiệm nguồn nước sạch.

II. Chuẩn bị:

  • Bài hát, bài nghe hát, nhạc cụ.
  • Máy chiếu, chương trình powerpoint

III. Cách tiến hành:

* Hoạt động 1: Bé cùng hoà nhạc.

  • Hát “Trời nắng – trời mưa”
  • Lắng nghe, lắng nghe! (Nghe gì? Nghe gì?)

"Nhiều giọt thi nhau

Rơi mau xuống đất

Không nhanh tay cất

Ướt cả áo quần".

Đó là cái gì? (Mưa)

  • À, đúng rồi đó là mưa. Khi trời mưa nếu chúng ta không nhanh tay cất quần áo thì sẽ bị sao? (Bị ướt.)
  • Cô mở hình ảnh trời mưa và một số lợi ích của nguồn nước (dùng cho sinh hoạt con người, với các con vật, với cây cối,..)
  • Nước mưa có ích lợi gì vậy các con? (Tắm, giặt, nấu ăn , nấu uống.)
  • Thế nước mưa và các nguồn nước ngọt có quan trọng không các con? (Dạ có ạ)
  • Chúng ta phải làm gì để bảo vệ nguồn nước luôn sạch để cho chúng ta ăn nào? (Đựng vào thùng, chậu, chum sạch, có nắp đậy)
  • Các con đã được thấy mưa chưa nào? (dạ rồi ạ)
  • Mọi người thường thấy mưa vào thời gian nào? (Mùa mưa).
  • Các con ơi ở sở văn hóa thông tin tỉnh Bình phước chuẩn bị tổ chức “Giọng ca vàng” về chủ đề nước các con có muốn tham gia không nào? (Có ạ).
  • Vậy để cho cuộc thi tố hơn hôm nay cô cháu chúng ta cùng luyện tập tham gia cuộc thi nha.
  • Cô biết có một bài hát nói về mưa của nhạc sĩ Hoàng Hà đó là bài "Cho tôi đi làm mưa với". Rất hay các con có muốn mang bài hát này đi dự thi không nào? (Có ạ)
  • Vậy cô hát cho các con cùng nghe trước nha!
  • Cô trò chuyện với trẻ về nội dung bài hát.
  • Bài hát có nội dung nói gì? (Bài hát này nói về một em bé muốn được làm mưa nên đã xin chị gió để được làm mưa nhằm giúp cho cây xanh lá, khoai lúa , hoa lá được tốt tươi, giúp ích cho đời không phí hoài rong chơi.)
  • Giáo dục trẻ biết yêu quý nguồn nước mưa và biết giữ gìn bảo vệ nguồn nước mưa.
  • Cho trẻ chơi: “Trời mưa”.
  • Để cuộc thi tốt hơn bây giờ các cung nhau luyện tập và chọn ra những giọng hát hay của lớp mình để tham gia thi nha.
  • Bây giờ cô muốn nghe tất cả lớp mình cùng đồng ca nha. (Cho lớp hát 2 lần)
  • Cô thấy các con hát rất hay. Nhưng cô vẫn chưa biết ai hát hay hơn. Nên các con chia 3 nhóm cùng thi nhau hát nào. (Chia 3 nhóm: nhóm mây hồng, nhóm cầu vồng, nhóm mưa xa).
  • Tổ chức dạy trẻ hát theo nhóm bằng hình thức hát to-nhỏ, hát nối tiếp.
  • Bài hát hay hơn nếu có nhạc công. Cô sẽ mời từng nhóm lên biểu diễn và 2 bạn làm nhạc công cho nhóm của mình. Bạn nhạc công sẽ vỗ theo phách cho các bạn hát nha.
  • Cho trẻ hát biểu diễn văn nghệ theo nhóm – tam ca – song ca – cá nhân trẻ dưới hình thức thi “Giọng hát vàng”.
  • Cô chú ý nghe và sửa sai.
  • Để kết thúc cho phần thi giọng ca vàng xin tất cả các thí sinh hát cùng biểu diễn vỗ phách một lần nữa nha. (Cho trẻ hát và vận động vỗ theo phách 1 lần)
  • Cô chú ý nghe, quan sát và sửa sai.

* Hoạt động 2: Trò chơi “Tai ai tinh”.

  • Để tiếp tục chương trình thi phần 2 là phần thi xem ai có năng khiếu về âm nhạc. Đó là phần thi xem tai ai tinh sẽ được bắt đầu.
  • Cô giới thiệu trò chơi “Tai ai tinh”.
  • Trên bàn có rất nhiều nhạc cụ . Cô gõ từng nhạc cụ cho trẻ nghe âm thanh phát ra từ nhạc cụ đó cho trẻ nghe- nhìn nhạc cụ. Sau đó để nhạc cụ trên bàn.
    • Lần 1: Cô cho 1 trẻ quay mặt xuống lớp. Cô dùng một loại nhạc cụ gõ. Sau đó cô hỏi trẻ xem cô vừa gõ dụng cụ âm nhạc nào? Con hãy tìm đúng nhạc cụ đó cầm gõ lên cho cô và các bạn xem có đúng âm thanh con vừa nghe không? Cả lớp chú ý theo dõi bạn trả lời.
    • Lần 2: Cô có thể dùng 2-3 loại nhạc cụ một lúc cho trẻ âm thanh của nhạc cụ và đoán.
  • Tổ chức cho các cháu cùng chơi trò chơi.
  • Cô gợi ý, động viên trẻ thi tài âm nhạc.

* Hoạt động 3: Bé cùng nghe hát.

  • Sau đây là phần thi cuối của chương trình âm nhạc. Đó là phần thi “Mời khán giả nghe nhạc”
  • Bài hát được sáng tác bởi chú Tô Đông Hải có nội dung một em bé bất chợt gặp cơn mưa ào qua rồi tạnh ngay, không biết đó là mưa gì? Cô bé về hỏi mẹ. Thì được mẹ trả lời như thế nào cô xin mời các con cùng nghe và trả lời câu hỏi này nha. Xem đó là mưa là? (Mưa bóng mây) Câu trả lời cũng chính là tựa đề của bài hát rồi đó.
  • Cô hát cho trẻ nghe bài hát.
  • Ai giỏi trả lời đó là mưa gì? (T/c mưa bóng mây ạ)
  • Lần 2: Cô mở nhạc có lời cho trẻ cùng minh họa
  • Cô giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ các nguồn nước.
  • Trò chơi: “Lộn cầu vồng”.
    • Tổ chức cho trẻ chơi, cô bao quát động viên trẻ chơi tích cực.

* Kết thúc: Nhận xét tuyên dương.

Video Youtube Cho tôi đi làm mưa với

Đánh giá bài viết
7 64.854
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp lá

    Xem thêm