Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Sự tích ngày và đêm

Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Sự tích ngày và đêm

Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Sự tích ngày và đêm là giáo án phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động kể chuyện. Qua câu chuyện trẻ biết được ban ngày, ban đêm, mặt trăng, mặt trời. Rèn trẻ kể diễn cảm, kể rõ lời, biết thể hiện cử chỉ điệu bộ khi kể, phát triển vốn từ. Mời các cô cùng tham khảo.

Giáo án lớp lá (5 - 6 tuổi): Sắp xếp đồ dùng

Giáo án mầm non đề tài: Sự tích bánh chưng - bánh giầy

Chủ đề: HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN

Chủ đề nhánh: Một số hiện tượng tự nhiên

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Kể chuyện

Đề tài: SỰ TÍCH NGÀY VÀ ĐÊM

Lớp: Lá

I. Mục đích, yêu cầu:

  • Trẻ hiểu nội dung câu chuyện, biết được nhân vật, tính cách của các nhân vật trong chuyện, trình tự câu chuyện.
  • Qua câu chuyện trẻ biết được ban ngày, ban đêm, mặt trăng, mặt trời. Rèn trẻ kể diễn cảm, kể rõ lời, biết thể hiện cử chỉ điệu bộ khi kể, phát triển vốn từ.
  • Giáo dục trẻ biết thương yêu, đoàn kết cùng nhau. Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

II. Chuẩn bị:

  • Giáo án
  • Máy chiếu và các slide hình ảnh kể chuyện.
  • Tranh minh họa nội dung câu chuyện.
  • Nhạc bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”

III. Tiến trình hoạt động:

1. Hoạt động 1: Bé trẻ lời nhanh

  • Cô đố! Cô đố!
  • Đố gì? Đố gì?

Sớm, chiều gương mặt hiền hòa

Giữa trưa bộ mặt chói lòa gắt gay

Dậy đằng đông, ngủ đằng tây

Hôm nào vắng mặt, trời mây tối mù.

Là gì?

(Mặt trời)

Đêm rằm tròn vành vạnh

Tỏa ánh vàng khắp nơi

Những đêm nào trở khuyết

Trông giống con thuyền trôi

Là gì?

(Mặt trăng)

Cô còn 1 câu đố nói về con vật, các con cùng nghe nhé!

Con gì mào đỏ

Gáy ò ó o

Từ sáng tinh mơ

Gọi người thức dậy

(Con gà trống)

  • Các con có biết mặt trời, mặt trăng và gà trống cùng xuất hiện trong câu chuyện gì không?
  • Để biết câu trả lời các con cùng nghe cô kể chuyện “Sự tích ngày và đêm” nhé!

2. Hoạt động 2: Bé yêu nghe chuyện

  • Cô kể chuyện
    • Cô kể chuyện lần 1 cho trẻ xem câu chuyện qua video.
      • Các con thấy ngày và đêm có khác nhau không? Ngày cho ánh sáng, đêm cho bóng tối.
      • Ngày có đặc điểm gì?
      • Đêm có đặc điểm gì?
      • Cảnh vật và con người lúc đó ra sao? Ngày thì mọi người làm việc, đêm mọi người được nghỉ ngơi.
    • Cô kể chuyện lần 2 kết hợp với các tranh minh họa (từng đoạn)
  • Đàm thoại - trích dẫn
    • Cô vừa cho các con xem hình ảnh về câu chuyện gì? Trong truyện có những nhân vật nào?
    • Mặt trăng thích cái gì của Gà trống?
    • Khi gà trống không đổi thái độ của Măt trăng thế nào?
    • Khi bị rơi mũ gà trống đã đi đâu để tìm?
    • Thế Gà trống đã nhìn thấy chiếc mũ đỏ của mình ở đâu?
    • Sau khi tìm thấy mũ thì Gà trống có bay lên trời được nữa không?
    • Khi Gà trống không về trời được gà đã nhờ ai giúp đỡ?
    • Mặt trời đã nói gì với Gà trống?
    • Nghe lời của Mặt trời, mỗi sáng thức dậy Gà trống làm gì nào?
    • Còn Mặt trăng thì cảm thấy như thê nào?
    • Qua câu chuyện này các con nhận ra điều gì? Và biết được vì sao có ngày và đêm?
  • Trò chơi “Nghe lời thoại đoán tên nhân vật”
    • Cho trẻ nghe lời thoại của các nhân vật qua máy. Trẻ phải trả lời đó là giọng của ai và nhắc lại lời thoại đó.
    • Nhận xét – tuyên dương.

3. Kết thúc hoạt động:

  • Cô và trẻ hát bài hát “Cháu vẽ ông mặt trời”
Đánh giá bài viết
1 24.705
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp lá

    Xem thêm