Giáo án mầm non đề tài: Sự tích bánh chưng - bánh giầy
Giáo án mầm non chương trình đổi mới
Giáo án mầm non Chủ đề: TẾT ĐẾN RỒI
Giáo án mầm non đề tài: Sự tích bánh chưng - bánh giầy là tài liệu được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm trên toàn quốc nhằm cung cấp nhiều giáo án hay cho quá trình giảng dạy, giúp trẻ biết được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Đề tài: SỰ TÍCH BÁNH CHƯNG - BÁNH GIẦY
I. Mục đích yêu cầu:
- Phát triển khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định, tưởng tượng, xúc cảm và ngôn ngữ cho trẻ và biết kể lại chuyện theo nội dung tranh vẽ.
- Thông qua chuyện, trẻ biết được những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc.
II. Chuẩn bị:
- Tranh ngày tết
- Bánh chưng - bánh giầy
III. Tiến hành:
* Hoạt động 1: GIỚI THIỆU
- Cô và trẻ cùng hát bài "Bánh chưng xanh"
- Cô cho trẻ xem tranh về ngày tết, cô đàm thoại về nội dung tranh vẽ
- Cả nhà đang làm gì để chuẩn bị đón tết?
- Ai là người đầu tiên nghĩ ra loại bánh này?
* Hoạt động 2: CÔ KỂ CHUYỆN VÀ ĐÀM THOẠI
- Cô kể chuyện cho trẻ nghe truyện "Sự tích bánh chưng - bánh giầy"
- Lần 1: Cô kể diễn cảm + Cho trẻ xem tranh
- Lần 2: Kể + Đàm thoại với trẻ
- Trong chuyện gồm có những ai?
- Bánh chưng, bánh giầy có dạng hình gì? Tượng trưng cho ai?
- Hoàng tử Lang Liêu là người như thế nào?
- Vua cha có ý định nhân ngày hội gì?
- Phong tục của nhân dân ta vào những ngày tết thường gói bánh gì để cúng ông bà?
→ Giáo dục: Để tưởng nhớ đến tổ tiên , ông bà xa xưa đã nghĩ ra thứ bánh đặc biệt để cúng vào những ngày tết và được lưu truyền cho đến ngày nay.
Cô cho trẻ tự đặt tên chuyện? Và cô viết tất cả các tên mà trẻ tự đặt trên bảng bằng các kiểu chữ khác nhau. Cô cho trẻ đọc.
* Hoạt động 3: KỂ CHUYỆN THEO TRANH
- Cô đưa ra những bức tranh và cho trẻ chọn để kể lại từng đoạn ứng với nội dung chuyện.
- Mỗi trẻ kể một đoạn. Cho trẻ kể kết hợp lại thành một câu chuyện hoàn chỉnh.