Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án bài Hạt gạo làng ta

Giáo án bài thơ Hạt gạo làng ta

Giáo án bài Hạt gạo làng ta được biên soạn kỹ lưỡng bởi những giáo viên giàu kinh nghiệm giảng dạy. Giáo án điện tử bài Hạt gạo làng ta với nhiều nội dung bổ ích nhằm giáo dục trẻ biết quý trọng hạt gạo, cảm nhận được sự vất vả của những người nông dân quanh năm chân lấm tay bùn.

Giáo án mầm non 5 tuổi

Đề tài: BÀI THƠ HẠT GẠO LÀNG TA

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Trẻ biết được sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo.
  • Trẻ cảm nhận được vẻ đẹp của làng quê Việt Nam.

2. Kỹ năng:

  • Trẻ cảm nhận được nhịp điệu nhẹ nhàng vui tươi của bài thơ.
  • Trẻ biết đọc diễn cảm bài thơ, thể hiện tình cảm cảm xúc.
  • Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, biểu cảm.

3. Thái độ:

  • Giáo dục trẻ biết được sự vất vả của người nông dân nên càng phải biết quý trọng hạt gạo và biết ơn người nông dân.

II. Chuẩn bị

  • Máy vi tính.
  • Rá gạo.
  • 1 giáo án điện tử về nội dung sắp dạy.
  • Khoảng 30 túi đựng gạo.
  • Tích hợp: Phương pháp toán, âm nhạc, thể dục.

III. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại:

IV. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động của côDự kiến hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú.

Cô giới thiệu với cả lớp: “Hôm nay có các cô giáo trong trường cùng đến tham dự giờ học với chúng mình đấy. Cả lớp dành tặng cho các cô một tràng pháo tay”.

- Cô có một món quà tặng cho cả lớp mình. Bây giờ cô mời một bạn lên giúp cô xem món quà đó là gì nào.

Cô hỏi trẻ:

- Trên tay cô có gì?

- Cả lớp mình ơi cô có gì trên tay đây?

- Rá gạo của cô như thế nào?

- Hạt gạo có màu gì ?

- Đúng rồi! Có một nhà thơ viết một bài thơ nói về hạt gạo rất là hay đấy. Bây giờ các con ngồi ngoan ngồi đẹp lắng nghe cô đọc thơ nhé.

2. Hoạt động 2: Cô đọc lần 1 diễn cảm, giới thiệu tên bài tên tác giả.

Cô đọc diễn cảm lần 2 có tranh minh họa.

- Cô đọc lần 3 trích dẫn và làm rõ ý nội dung đoạn thơ.

3. Hoạt động 3:

Đàm thoại:

- Các con vừa đọc bài thơ gì?

- Để làm ra được hạt gạo bố mẹ con phải làm những công việc gì?

Cô nhắc lại: “Để làm ra hạt gạo bố mẹ chùng mình phải ngâm thóc, gieo mạ, cày ruộng, cấy lúa, chăm sóc, gặt, và phơi lúa đấy”.

- Các con thấy bố mẹ làm ra hạt thóc có vất vả không?

- Các con ạ, để làm ra hạt gạo bố mẹ chúng mình đã rất vất vả đấy. Vậy chúng mình phải làm gì để báo đáp công ơn của bố mẹ?

- Đúng rồi các con ạ chúng mình phải chăm ngoan học giỏi này, ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, và nhất là ăn cơm chúng ta phải ăn hết suất không được làm rơi vãi đánh đổ cơm, các con đã nhớ chưa.

- Cô tổ chức cho trẻ thi đua đọc từng đội với nhau

- Cô tổ chức thi đua bằng nhiều hình thức (thi đua tổ, nhóm, cá nhân.)

- Cô chú ý lắng nghe và sửa cho trẻ.

GD: Người nông dân rất vất vả để làm ra hạt gạo cho chúng ta. Vậy nên chúng ta phải biết quý trọng hạt gạo và càng phải nhớ ơn những người đã làm ra hạt gạo.

- Một trẻ lên trả lời.

- Trẻ trả lời.

- Thưa cô rá gạo ạ.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời.

Trẻ chú ý lắng nghe cô đọc thơ.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ trả lời theo ý hiểu.

- Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.

Trẻ trả lời.

- Trẻ chú ý lắng nghe và tích cực tham gia.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
22
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án - Bài giảng

    Xem thêm