Giáo án Biết nhận lỗi và sửa lỗi

Giáo án điện tử môn Đạo đức lớp 2 bài “Biết nhận lỗi và sửa lỗi” giúp học sinh biết được vì sao cần nhận lỗi và sửa lỗi, rèn kỹ năng thực hành đúng việc sửa chữa lỗi lầm khi làm sai một điều gì đó.... Giáo án được trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với trình độ của học sinh bậc tiểu học.

Giáo án bài "Biết nhận lỗi và sửa lỗi"

BÀI: BIẾT NHẬN LỖI VÀ SỬA LỖI
(KNS)

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

  • Biết khi mắc lỗi cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
  • Biết được vì sao cần phải nhận lỗi và sửa lỗi.
  • Thực hiện nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng thực hành đúng việc sửa chữa lỗi lầm.

* HS khá giỏi: Biết nhắc bạn bè nhận lỗi và sửa lỗi khi mắc lỗi.

*KNS: Kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề trong tình huống mắc lỗi.

Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm đối với việc làm của bản thân.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có tính dũng cảm, trung thực.

II. Phương tiện dạy học

  • Giáo viên: Nội dung chuyện: Cái bình hoa, giấy thảo luận.
  • Học sinh: Sách, vở BT.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1. Bài cũ:

-Tiết trước em được học bài gì?

-Nêu lợi ích và tác hại của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ?

-Nhận xét.

2.Dạy bài mới:

a) Khám phá:

Khi mắc lỗi em có nhận lỗi và sửa lỗi không?

Để tìm hiểu thêm về nội dung này hôm nay các em học bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi.

b) Kết nối:

Hoạt động 1: Tìm hiểu, phân tích truyện: Cái bình hoa.

GV kể chuyện cái bình hoa với kết cục để mở

Kể chuyện: Cái bình hoa “từ đầu đến ba tháng trôi qua……..”.

GV hỏi gợi ý:

-Nếu Vô Va không nhạn lỗi thì điều gì sẽ xảy ra?

-Các em sẽ đoán xem Vô-va nghĩ và làm gì sau đó?

Các nhóm 4 theo dõi chuyện và xây dựng phần kết.

GV hỏi: "Các em thích đoạn kết của nhóm nào hơn? Vì sao?"

-Giáo viên kể tiếp đoạn cuối: Ba tháng trôi qua không còn ai nhớ đến cái bình hoa vỡ nữa….. biết tự nhận lỗi cháu là đứa bé ngoan.

GV phát phiếu thảo luận:

-Qua câu chuyện, em thấy cần làm gì khi mắc lỗi?

-Nhận lỗi và sửa lỗi đem lại tác dụng gì?

Kết luận: Trong cuộc sống, ai cũng có thể mắc lỗi, nhất là với các em ở tuổi nhỏ. Nhưng điều quan trọng là biết nhận lỗi và sửa lỗi. Biết nhận lỗi và sửa lỗi sẽ mau tiến bộ và được mọi người yêu quý.

-Học tập, sinh hoạt đúng giờ.

-Ghi ý ra nháp.

-Vài em nêu nhận xét.

-Biết nhận lỗi và sửa lỗi.

Khi có lỗi em đã nhận lỗi và sửa lỗi.

- Theo dõi và một HS đọc lại theo sách VBT:

"Hồi ấy Vô-va mới lên 8 tuổi, rất hay đùa nghịch. Một hôm Vô-va theo mẹ đến chơi nhà cô. Ở nhà cô có nhiều trẻ cùng Vô-va chơi đùa vui vẻ. Vô-va vô ý xô vào bàn, làm bình hoa rơi xuống đất……".
Thảo luận nhóm 4: Xây dựng phần kết.

-Đại diện nhóm trình bày.

-Câu chuyện trên sẽ quên đi ……

HS nêu:

- Im lặng không nói gì?

-Suy nghĩ và kể sự việc ấy cho mẹ nghe….

-Kể sự việc trên cho bạn nghe….

-Nói thật với cô về sự việc trên….

-Trao đổi, nhận xét bổ sung.

-Các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi.

-Đến nói thật với cô và xin lỗi cô. Vì như thế em thấy nhẹ lòng và nhận được khuyết điểm của mình để sửa.

-……. em thấy khi mắc lỗi cần nhân và sửa lỗi.

-……giúp em mau tiến bộ và được bạn bè yêu mến.

-1 em nhắc lại tình huống.Thảo luận nhóm 4.

-Đại diện các nhóm trình bày.

Đánh giá bài viết
11 12.110
Sắp xếp theo

    Giáo án lớp 2 môn khác

    Xem thêm