Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 2) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 2) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết cách chế biến món ăn và phục vụ bữa ăn chu đáo.

- Biết cách bày bàn và thu dọn bàn ăn sau khi ăn.

2. Kĩ năng:

- Ăn uống hợp lý, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, chế biến món ăn đơn giản thường dùng trong gia đình .

- Rèn kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

3. Thái độ: Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và làm việc theo quy trình. Có ý thức ăn uống hợp lí để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và bảo vệ cơ thể.

4. Năng lực:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.

- Một số mẫu thực đơn chuẩn bị cho các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ.

2. Học sinh:

- Sách vở và đồ dùng học tập.

- Một số mẫu thực đơn chuẩn bị cho các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ. GV:

- Nghiên cứu trước nội dung bài 22. Phần III, IV.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động: 5’

1. Mục tiêu: Huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác cho hs.

2. Phương thức thực hiện:

- Hoạt động cá nhân.

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi sau:

  1. Em muốn ăn những món ăn gì vào bữa cơm tối nay của gia đình?
  2. Khi đã lựa chọn được thực phẩm cho các món ăn. Em sẽ làm gì tiếp theo?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời lần lượt từng câu hỏi.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1, 2. HS trả lời theo ý hiểu.

Nấu các món, dọn mâm ăn và rửa bát…

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề: Đây chính là nội dung của tiết học hôm nay: GV ghi đầu bài lên bảng.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

Hoạt động 1: Tìm hiểu kĩ thuật chế biến món ăn?

1. Mục tiêu: Biết được quy trình chế biến món ăn. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và làm việc theo quy trình.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ

3. Sản phẩm: phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

GV nêu vấn đề: Có thực phẩm tươi ngon, nhưng phải biết chế biến đúng kĩ thuật mới tạo ra các món ăn đặc sắc, hấp dẫn và đảm bảo đủ chất bổ dưỡng.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV: Liên hệ kiến thức và kĩ năng đã học em hãy trả lời câu hỏi sau:

- Muốn chế biến món ăn phải qua các khâu nào?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ. Liên hệ trả lời câu hỏi trên.

- Dự kiến câu trả lời: Gồm 3 khâu chính:

+ Sơ chế thực phẩm

+ Chế biến món ăn

+ Trình bày món ăn

*Báo cáo kết quả

- 1- 2 HS trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá -> Để hiểu rõ hơn chúng ta lần lượt tìm hiểu các khâu trên.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV: Hoạt động cặp đôi hoàn thành phiếu học tập bằng cách trả lời câu hỏi sau:

- Cho biết những hiểu biết của em về khâu sơ chế thực phẩm? (Khái niệm, quy trình, cho ví dụ cụ thể đối với mỗi quy trình).

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Sơ chế thực phẩm

a, Khái niệm: Sơ chế thực phẩm là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến.

b, Quy trình sơ chế thực phẩm.

- Làm sạch thực phẩm: Loại bỏ những phần không ăn được và sử dụng các biện pháp để thực phẩm được sạch như rửa, lau, nhúng, tráng….

- Pha chế thực phẩm: cắt thái thực phẩm theo yêu cầu của từng món ăn

- Tẩm ướp thực phẩm: sử dụng các loại gia vị, hương liệu… ướp thực phẩm theo nhu cầu và sở thích (nếu có).

c. Ví dụ :

- Loại thực phẩm cần làm sạch như rau muống: loại bỏ những lá sâu, già, héo úa, và rửa sạch dưới vòi nước chảy nhiều lần…

- Loại thực phẩm cần pha chế: thịt gà

+ Luộc thì để cả con

+ Rang , xào thì chặt miếng vừa ăn…

- Tẩm ướp thực phẩm: cá, thịt

+ Trước khi nấu hoặc kho ta cần tẩm ướp các gia vị muối mắm tiêu… để gia vị ngấm đều vào thực phẩm ăn sẽ ngon hơn

*Báo cáo kết quả

- Đại diện cặp đôi trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chấm điểm chéo nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

GV lưu ý: Mỗi vùng miền có phương pháp chế biến, tẩm ướp có thể khác nhau ví dụ người miền Trung sử dụng cay nhiều, người miền Nam đặc trưng sử dụng ngọt nhiều, còn người miền Bắc chúng ta các món ăn ăn có khẩu vị thanh đạm, nhẹ nhàng, có vị chua nhẹ;

- GV chốt kiến thức ghi bảng.

GV dẫn vào mục 2: Sau khi sơ chế thực phẩm công đoạn tiếp theo là gì?...> mục 2

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv : Hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

Em hãy kể tên các phương pháp chế biến thực phẩm đã học ?

Xây dựng 1 thực đơn cho bữa ăn mà em yêu thích và chọn phương pháp thích hợp cho từng loại món ăn của thực đơn?

Mục đích của việc chế biến món ăn là gì?.

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động nhóm.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. * Các phương pháp làm chín thực phẩm theo phương pháp sử dụng nhiệt là

+ Làm chín thực phẩm trong nước: luộc, nấu, kho.

+ Làm chín thực phẩm bằng hơi nước : hấp, đồ.

+ Làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa: nướng.

* Các phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt.

+ Trộn dầu giấm.

+ Trộn hỗn hợp.

+ Muối chua.

2. HS xây dựng 1 thực đơn yêu thích và chọn phương pháp chế biến .

3. Mục đích: Làm cho thực phẩm chín, dễ tiêu hóa, hấp thu, tăng giá trị cảm quan… vì qua chế biến, thực phẩm thay đổi về trạng thái, hương vị, màu sắc…

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chốt kiến thức: Có nhiều phương pháp chế biến món ăn, tuy nhiên cần tuân theo những phương pháp chế biến thực phẩm nhất định thích hợp cho từng loại món ăn của thực đơn.

GV dẫn: Khi các món ăn trong thực đơn đã được chế biến hoàn chỉnh. Việc trình bày các món ăn đó như thế nào cũng là một yêu cầu quan trọng (thể hiện mong muốn của người xây dựng thực đơn)

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV cho HS quan sát một số hình ảnh món ăn có trang trí ( h.3.25 sgk/ 111)

Yêu cầu: Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

1. Tại sao phải trình bày món ăn?

2. Khi trình bày món ăn ta cần chú ý điều gì?.

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Để tạo vẻ đẹp cho món ăn, tăng giá trị mĩ thuật của bữa ăn: hấp dẫn, kích thích ăn ngon miệng

2. Chú ý: Phải có tính thẩm mĩ, sáng tạo, vệ sinh và phù hợp với món ăn

*Báo cáo kết quả

- 1- 2 Hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV mở rộng: Trang trí món ăn cũng là một nghệ thuật. Bằng sự sáng tạo của mỗi người, các em hãy thực hiện trang trí các món ăn trong gia đình. GV cho HS quan sát 1 số hình ảnh món ăn có trang trí khác.

GV lưu ý: Trong quá trình chế biến món ăn cần đảm bảo giữ vệ sinh an toàn thực phẩm .

GV dẫn: Để có một bữa ăn chu đáo, tươm tất ngoài việc chuẩn bị thực đơn, lựa chọn thực phẩm cho thực đơn và chế biến món ăn… người tổ chức cần chú ý đến việc bày dọn thức ăn lên bàn và thu dọn sau khi ăn.

Hoạt động 2: Tìm hiểu bày bàn và thu dọn sau khi ăn.

1. Mục tiêu: Biết được cách bày bàn và thu dọn sau ăn. Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào thực tế và làm việc theo quy trình.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ

3. Sản phẩm: phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV: Nghiên cứu thông tin mục IV sgk / 111. Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi:

1. Tại sao cần chú ý đến việc bày dọn thức ăn lên bàn?

2. Hình thức trình bày bàn ăn phụ thuộc yếu tố nào?

3. Để việc tổ chức bữa tiệc, liên hoan được chu đáo, cần quan tâm đến những vấn đề gì?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động nhóm.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Vì:

+ Thể hiện sự chu đáo của người tổ chức.

+ Tạo được ấn tượng thẩm mỹ.

+ Tạo được sự hấp dẫn.

+ Tạo được không khí đầm ấm, gần gũi…

2. Phụ thuộc vào:

* Chuẩn bị dụng cụ.

- Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa để tính số bàn ăn và các loại dụng cụ ... cho đầy đủ.

- Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất của bữa ăn.

* Bày bàn ăn.

- Trang trí lịch sự, trang nhã. Món ăn được đưa ra theo thực đơn trình bày đẹp.

- Cách bày bàn và bố trí chỗ ngồi cho khách phụ thuộc vào tính chất của bữa ăn

3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn.

a. Phục vụ

- Ân cần, niềm nở, hòa nhã, tỏ lòng quý trọng khách...

b. Dọn bàn ăn.

- Không thu dọn dụng cụ ăn uống khi còn người đang ăn.

- Xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chốt kiến thức trên phiếu học tập của HS

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv: yêu cầu hs hđ cá nhân trả lời câu hỏi:

- Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:suy nghĩ và viết ra giấy.

- Dự kiến câu trả lời:

- HS 1: Viết ghi nhớ.

- Hs 2: ........

*Báo cáo kết quả

- Đại diện 1 -2 em trả lời trong 1 phút

*Đánh giá kết quả

- HS giải đáp

- Giáo viên nhận xét, giải đáp thắc mắc của hs

GV: Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức sau đây chúng ta cùng làm 1 số bài tập luyện tập

III- Chế biến món ăn

1.Sơ chế thực phẩm:

- Sơ chế thực là khâu chuẩn bị thực phẩm trước khi chế biến.

2. Chế biến món ăn.

3. Trình bày

IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn.

1. Chuẩn bị dụng cụ.

2. Bày bàn ăn.

3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Nêu được cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày và lựa chọn thực phẩm cho thực đơn dùng cho bữa liên hoan, chiêu đãi.

2. Kĩ năng: Lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn thường ngày và thực đơn liên hoan chiêu đãi.

3. Thái độ: Yêu thích, ham tìm hiểu các món ăn, lựa chọn thực phẩm phù hợp tránh lãng phí nguyên liệu

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

- Muốn tổ chức tốt bữa ăn, vần phải làm gì? Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?

3. Bài mới: (34 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Ăn uống để đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể làm cơ thể phát triển khỏe mạnh. Vậy cần lựa chọn thực phẩm như thế nào cho thực đơn thường ngày và thực đơn cho bữa liên hoan, chiêu đãi. Để trả lời được câu hỏi đó chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

b. Các hoạt động dạy và học: (33 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày. (16 phút)

? Theo em cần lựa chọn thực phẩm như thế nào để đảm bảo thực phẩm có chất lượng.

? Ta căn cứ vào đâu để lựa chọn thực phẩm cho thực đơn thường ngày.

- GV lưu ý khi mua thực phẩm ta cần chú ý đến loại thực phẩm định mua, số lượng thực phẩm định mua tránh lãng phí.

? Khi mua thực phẩm cho thực đơn hàng ngày ta cần chú ý điều gì?

GV kết luận

- Chọn mua thực phẩm phải tươi ngon, vừa đủ dùng.

- Căn cứ vào số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống của các thành viên trong gia đình

- HS: Chú ý nghe giảng

* Phải lưu ý:

- Giá trị dinh dưỡng của thực đơn.

- Đặc điểm của những người trong gia đình.

- Ngân quỹ gia đình.

II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

1. Đối với thực đơn hàng ngày

- Giá trị dinh dưỡng của thực đơn (đủ 4 nhóm thực phẩm).

- Đặc điểm của từng người trong gia đình.

- Ngân quỹ gia đình.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi (17 phút)

- GV cho HS QS ảnh, liên hệ thực tế về bữa liên hoan, tự phục vụ và bữa liên hoan có người phục vụ.

? Các món ăn trong thực đơn có số lượng như thế nào.

GV kết luận

? Em đã dự bữa liên hoan nào chưa? Kể tên và phân loại các món ăn của bữa tiệc, liên hoan mà em đã dự

? Hình thức tổ chức bữa ăn thuộc loại hình gì? Thành phần tham dự?

GV nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS hoạt động nhóm bàn

? Xây dựng một thực đơn tại gia đình nhân kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8 - 3

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV lưu ý: Tùy hoàn cảnh và điều kiện sẵn có mà chọn thực phẩm phù hợp tránh lãng phí.

- HS quan sát hình

- Thực đơn gồm nhiều món ăn hơn trong bữa ăn thường ngày

- HS liên hệ thực tế trả lời

- Hình thức tổ chức bữa ăn có người phục vụ. Thành phần là các khách mời

- HS hoạt động nhóm xây dựng thực đơn

- Các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

2. Đối với thực đơn dùng cho bữa liên hoan, chiêu đãi:

-Thực đơn gồm nhiều món.

- Tuỳ hoàn cảnh điều kiện sẵn có mà chi thực phẩm phù hợp tránh lãng phí.

4. Củng cố – đánh giá: (3 phút)

  • Khi lựa chọn thực phẩm cho thực đơn cần chú ý điều gì?
  • Lựa chọn thực đơn hàng ngày như thế nào?
  • Thực đơn cho bữa tiệc, liên hoan như thế nào?

5. Nhận xét – Dặn dò: (2 phút)

  • HS về nhà học bài
  • Chuẩn bị phần III: Chế biến và trình bày món ăn.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 2) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm