Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 1) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Biết được khái niệm thực đơn là gì.

- Phân tích được nguyên tắc xây dựng thực đơn .

- Lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn.

2. Kĩ năng:

- Rèn kỹ năng làm việc khoa học, kỹ năng cuộc sống, gắn bó và có trách nhiệm với cuộc sống gia đình.

- Cần bố trí, sắp xếp công việc cho hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định .

3. Thái độ: Có thái độ say mê yêu thích môn học.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.

- Một số mẫu thực đơn chuẩn bị cho các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ.

- Phân bố nội dung bài giảng:

+ Tiết 1: I. Xây dựng thực đơn.

Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

+ Tiết 2: III. Chế biến món ăn.

Bày bàn và thu dọn sau ăn.

2. Học sinh:

- Sách vở và đồ dùng học tập.

- Một số mẫu thực đơn chuẩn bị cho các bữa ăn hàng ngày, bữa tiệc, bữa cỗ.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

Hoạt động khởi động

1. Mục tiêu:

- Nhằm giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề liên quan đến tổ chức bữa ăn, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh.

2. Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

3. Sản phẩm hoạt động

- Trình bày miệng

4. Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

5. Tiến trình hoạt động:

GV đặt vấn đề: Quy trình tổ chức bữa ăn thực chất là một vấn đề gồm nhiều mảng kiến thức. Do vậy hiểu quy trình tổ chức bữa ăn, thực hiện tổ chức bữa ăn cần phải có các thao tác chuẩn bị cho đáo, biểu hiện cụ thể là biết xây dựng kế hoạch chuẩn bị cho quy trình tổ chức bữa ăn như:

+ Xây dựng thực đơn;

+ Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn;

+ Chế biến món ăn;

+ Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV: Thảo luận nhóm cho biết

  1. Nếu ta đảo các trình tự trên thì điều gì sẽ xảy ra?
  2. Em hiểu quy trình tổ chức bữa ăn là gì?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS thảo luận.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1.+ Chọn thực phẩm không theo thực đơn.

+ Không có thức ăn để trình bày.

+ Hoặc trình bày thức ăn chưa chế biến…

2. Tổ chức thực hiện công việc theo 1 trình tự nhất định.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề: Để hiểu rõ hơn về quy trình tổ chức bữa ăn cô và các em sẽ cùng nhau tìm hiểu và thực hiện trình tự trên theo các tiết học.

- Gv ghi đầu bài lên bảng:

- GV phân bố bài giảng và nêu mục tiêu bài học.

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thực đơn là gì?

1. Mục tiêu: Biết được khái niệm thực đơn là gì?.mục đích của việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ

3. Sản phẩm: phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

GV nêu vấn đề: Để hiểu được thực đơn là gì, chúng ta sẽ quan sát các hình ảnh sau. Gv chiếu cho Hs xem một số hình ảnh bày các món ăn của 1 bữa ăn gia đình, bữa tiệc , cỗ…

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV: Quan sát các hình ảnh sau đó hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:

1. Em hãy liệt kê các món ăn ở hình ảnh vừa quan sát?

2. Theo em thực đơn là gì?

* Hs tiếp nhận nhiệm vụ.

- Dự kiến câu trả lời:

1. HS liệt kê được 1 số món ăn.

2. Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa ăn (ăn thường, bữa cỗ hay tiệc).

*Báo cáo kết quả

- Đại diện cặp đôi trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chấm điểm chéo nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV chốt kiến thức ghi bảng

Gv yêu cho HS quan sát một số mẫu thực đơn mẫu sau:

- GV đưa ra 1- 2 thực đơn chiếu cho Hs quan sát.Ví dụ:

Thực đơn 1

1. Súp gà nấm hương
2/ Mực Chiên Giòn
3/ Cá Điêu Hồng Nướng Muối Ớt
4/ Gà Ta Hấp Bát Bửu Bánh Mì
5/ Lẩu Hải Sản Chua Cay
6/ Rau Câu Trái Cây

Thực đơn 2

1/ Nộm đu đủ
2/ Sườn xào chua ngọt.
3/ Gà ta luộc
4/ Cá quả hấp
5/ Tôm chiên xù.
6/ Thịt bò xào thập cẩm

7/ Xôi ruốc

8 /Dưa hấu

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau vào phiếu học tập.

1. Em có nhận xét gì về trình tự được sắp xếp trong thực đơn?

2. Mục đích của việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn là gì?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

- Dự kiến câu trả lời:

1. - HS 1: Món nhiều đạm xếp ở trên.

- Hs 2: Món nhiều vitamin xếp ở trên

- HS 3: Món nhiều béo xếp ở….

2. Mục đích: Nếu có thực đơn thì việc chuẩn bị thực phẩm dễ dàng hơn.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên ghi nhận và bổ sung cho đầy đủ và giải thích cho HS hiểu món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào…

GV lưu ý: Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán, đồng thời thể hiện sự dồi dào, phong phú về thực phẩm. Có thể nhìn vào thực đơn ta sẽ đánh giá được mức độ hiểu biết của người xây dựng thực đơn trong lĩnh vực ăn uống.

GV nhấn mạnh: Mục đích của việc chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn, nếu được chuẩn bị kỹ càng thì ta sẽ dễ dàng thực hiện, cụ thể:

- Sẽ mua những loại thực phẩm nào?

- Mua thực phẩm đó ở đâu?

- Nếu không có loại thực phẩm như thực đơn thì ta sẽ thay thế bằng loại thực phẩm nào?

GV kết luận: Có thực đơn, công việc thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.

GV dẫn vào mục 2: Vậy là chúng ta đã trả lời được câu hỏi thực đơn là gì? Vậy khi xây dựng thực đơn ta cần tuân theo những nguyên tắc nào chúng ta cùng tìm hiểu mục 2

GV nêu vấn đề: Khi xây dựng thực đơn, ta cần xác định sẽ xây dựng thực đơn cho loại bữa ăn nào: bữa tiệc, bữa cỗ, bữa ăn thường ngày…

GV: ? Căn cứ vào yếu tố nào để xây dựng được thực đơn?

- Dự kiến câu trả lời:

- Căn cứ vào tính chất của bữa ăn.

- HS nhận xét. GV nhận xét ghi bảng nguyên tắc a,

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn trả lời câu hỏi sau

1. Bữa cơm thường ngày em ăn những món ăn gì? Gồm bao nhiêu món? Sử dụng những thực phẩm và cách chế biến như thế nào?

2. Một bữa cỗ hoặc tiệc liên hoan, chiêu đãi em ăn những món ăn gì? Gồm bao nhiêu món? Sử dụng những thực phẩm và cách chế biến như thế nào?

3. Quan sát các bữa ăn thường ngày và bữa cỗ, tiệc… trong thực tế, nêu cơ cấu của các bữa ăn đó?cho ví dụ?

- Dự kiến câu trả lời:

1. Bữa ăn thường ngày thường có 3 đến 4 món ăn, thường sử dụng các loại thực phẩm thông thường, chế biến đơn giản.

2. có 4- 5 món trở lên: thường sử dụng thực phẩm cao cấp, được chế biến công phu, trình bày đẹp…

3. HS kể các loại món ăn (theo sgk):

+ Các món canh hoặc súp: súp gà nấm hương, canh cua rau đay mồng tơi…

+ Các món rau, củ, quả tươi hay trộn, muối chua: nộm đu đủ, su su luộc…

+ Các món nguội: thịt gà luộc, giò chả…

+ Các món xào, rán: thịt bò xào, tôm chiên xù…

+ Các món mặn: củ từ nấu xương, thịt kho tàu, cá kho…

+ Các món tráng miệng: dưa hấu, nho, quýt…

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời 3 câu hỏi trên vào góc giấy.

+ HS hoạt động nhóm thống nhất ý kiến ghi vào giữa giấy

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm lên dán kết quả lên bảng và trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV nhận xét chốt kiến thức và yêu cầu hs bổ sung vào vở.

GV dẫn vào mục b,….

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV: Hoạt động nhóm trả lời câu hỏi hoàn thành phiếu học tập sau:

1. Trong thực đơn, món ăn chính được hiểu như thế nào?

2. Bữa ăn thường ngày gồm các món chính nào?

3. Bữa liên hoan chiêu đãi.. gồm các món chính nào?

4. Bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, em thấy các loại món ăn được cơ cấu như thế nào?.

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời 4 câu hỏi trên.

+ HS hoạt động nhóm thống nhất ý kiến

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Là món giàu chất đạm, chất béo…

2. Bữa ăn thường ngày gồm các món chính: canh, mặn, xào (hoặc luộc) 3. Bữa liên hoan chiêu đãi gồm các món nêu ở mục a

4. Cơ cấu của bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn:

+ Món khai vị (súp, nộm..)

+ Món ăn sau khai vị (món xào, rán, nguội…)

+ Món ăn chính (món mặn như nấu, hấp, nướng…)

+ Món ăn thêm (rau, canh..)

+ Món tráng miệng: dưa hấu, nho, quýt…

+ Đồ uống: bia, nước ngọt, rượu…

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trả lời

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV bổ sung: Món ăn chính không phải cứ là những món có nhiều chất đạm, đường bột hay chất béo mà trong bữa ăn cần có đủ các loại món ăn cung cấp cho cơ thể 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.

- Nếu bữa ăn có các món ăn được dọn cùng một lúc lên bàn các loại món ăn thì hình thức tổ chức sẽ tùy thuộc vào tập quán ăn uống của từng địa phương. Mỗi loại thực đơn cần có đủ các loại món ăn và có thể thay đổi món ăn theo từng loại thực phẩm của các nhóm thức ăn.

- GV chốt kiến thức trên phiếu học tập của hs và yêu cầu cả lớp bổ sung vào vở.

GV dẫn vào mục c,….

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV cầu HS hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

. Làm thế nào để xây dựng được thực đơn vừa có thể đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng của gia đình vừa phù hợp với số tiền hiện có?

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân trả lời .

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

+ Nên thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng 1 nhóm.

+ Cân bằng chất dinh dưỡng các nhóm thức ăn.

+ Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện cặp đôi trả lời

*Đánh giá kết quả

- Cặp đôi khác nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chốt nhấn mạnh: Đây là nguyên tắc thể hiện tính hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của người dự định xây dựng thực đơn

Hoạt động 2: Tìm hiểu về lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

1. Mục tiêu: Biết cách lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động chung cả lớp; Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

Gv đưa ra một số câu hỏi.

? Ta căn cứ vào đâu để lựa chọn thực phẩm cho thực đơn?

- Dự kiến câu trả lời:

+ Vào loại món ăn có trong thực đơn vì nhìn vào món ăn ta biết phải mua loại thực phẩm nào.

GV: Khi mua thực phẩm cần chú ý đến:

- Loại thực phẩm định mua.

- Số lượng thực phẩm định mua.

? Ta nên mua loại thực phẩm như thế nào cho bữa ăn?.

- Dự kiến câu trả lời:

* Phải chọn loại thực phẩm có chất lượng tốt như

- Rau, củ, quả phải tươi ngon, không dập nát

- Thịt, tôm, cá phải tươi ngon giữ được màu sắc đặc trưng.

GV mở rộng vấn đề lựa chọn thực phẩm ăn sẵn (đã qua chế biến)

- Thịt, tôm, cá (loại nhiều đạm) phải thơm mùi đặc trưng. Mới chế biến, không nát, không ôi thiu và được bảo quản đúng qui cách.

- Rau, củ, quả chế biến sẵn (nộm, dưa góp…) giữ được màu sắc, tươi, thơm, không bị ôi, nẫu hay bị biến dạng mốc, lên men… và cũng được bảo quản không bị vi khuẩn xâm nhập.

- Các loại thực phẩm được làm khô (phơi, sấy, tẩm…) cũng cần lưu ý đến chất lượng (rắn chắc, thơm, không ẩm mốc)

- Các loại thực phẩm đóng hộp nên chọn hộp không bị bẹp, méo, rạn nứt và có thời hạn sử dụng rõ ràng. Tốt nhất là lựa chọn của cơ sở sản xuất có địa chỉ và tên tuổi.

? Mua bao nhiêu thực phẩm cho thực đơn bữa ăn?

- Dự kiến câu trả lời:

+ Căn cứ vào số người ăn để tính toán số lượng thực phẩm cần có.

GV lưu ý: Khi mua thực phẩm cần chú ý không những đến chất lượng mà còn phải chú ý đến số lượng thực phẩm.

GV kết luận: Chọn thực phẩm là khâu rất quan trọng trong việc tạo nên chất lượng của thực đơn. Cần phải mua thực phẩm tươi ngon, vừa đủ dùng và tùy thuộc vào số người dự bữa.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

GV : Hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi sau:

1. Đối với thực đơn hàng ngày nên chọn các loại thực phẩm như thế nào?

2. Khi chuẩn bị thực đơn cho bữa ăn hàng ngày cần lưu ý điều gì?

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động nhóm.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Nên chọn đủ thức các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày (gồm đủ các nhóm thức ăn)

2. Khi chuẩn bị thực đơn thường ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng và định lượng khẩu phần ăn trong ngày

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV chột kiến thức ghi bảng.

GV đưa vấn đề vào mục 2: Thông thường khi tổ chức các bữa liên hoan, chiêu đãi vấn đề xây dựng thực đơn đãi khách được đặc biệt quan tâm và hàng loạt câu hỏi được đặt ra như:

- Sẽ tổ chức bữa tiệc, bữa liên hoan theo hình thức nào?.

- Thành phần của những người tham dự ra sao?. Bao nhiêu người? Giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, vị trí công tác…

- Thời gian như thế nào? Giữa buổi sáng, buổi trưa, chiều hay tối.

- Sẽ lựa chọn loại thực đơn nào phù hợp với sở thích và điều kiện tài chính?

- Các câu hỏi trên sẽ là cơ sở cho việc xây dựng thực đơn dùng cho bữa liên hoan, chiêu đãi, từ đó có kế hoạch thực hiện lựa chọn thực phẩm cho thực đơn phù hợp và hiệu quả.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- Gv: Hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi :

Em hãy lựa chọn thực phẩm cho thực đơn liên hoan ở gia đình em nhân ngày Quốc tế phụ nữ 8 tháng 3?

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

+ HS lập ra 1 thực đơn gồm các món ăn đã được phân loại theo đúng trình tự cấu trúc của thực đơn, hoặc có thể nhớ lại 1 bữa cỗ và phân loại các món ăn

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày

*Đánh giá kết quả

- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá điều chỉnh lại cho phù hợp.

GV chốt kiến thức ghi bảng

*Chuyển giao nhiệm vụ. Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi

- Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ và viết ra giấy.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện một số em, mỗi em sẽ có thời gian 1 phút trình bày trước lớp về những điều các em đã học và những câu hỏi các em muốn được giải đáp.

*Đánh giá kết quả

- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá điều chỉnh lại cho phù hợp.

GV: Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức sau đây chúng ta cùng làm 1 số bài tập luyện tập

I. Thực đơn là gì?

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày…

2. Tìm hiểu về nguyên tắc xây dựng thực đơn

a, Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

b, Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

c, Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

II. Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

1. Đối với thực đơn thường ngày

a. Nên chọn đủ thức các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể trong một ngày (gồm đủ các nhóm thức ăn)

b. Khi chuẩn bị thực đơn thường ngày cần quan tâm đến số người, tuổi tác, tình trạng sức khỏe, công việc, sở thích về ăn uống, lựa chọn thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng và định lượng khẩu phần ăn trong ngày

2. Đối với thực đơn dùng trong các bữa liên hoan, chiêu đãi

- Tuỳ hoàn cảnh và điều kiện sẵn có, tính chất bữa ăn mà chuẩn bị thực phẩm phù hợp, cân đối số người dự, không nên quá cầu kì, hoang phí.

C. Hoạt động luyện tập

1. Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu kiến thức về xây dựng thực đơn và lựa chọn thực phẩm cho thực đơn.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cả lớp, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật trình bày 1 phút.

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, hoàn thành vào vở viết.

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

Gv : yêu cầu hs hđ cá nhân tl câu hỏi:

  1. Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải làm gì? .
  2. Hãy nêu những điểm cần lưu ý khi xây dựng thực đơn?.

- Hs thực hiện nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

+ HS đọc yêu cầu.

+ Hs trả lời vào vở bài tập

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần:

+ Xây dựng thực đơn;

+ Chọn lựa thực phẩm cho thực đơn;

+ Chế biến món ăn;

+ Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn.

Cần lựa chọn thực phẩm cho thực đơn phù hợp với số người và đặc điểm của từng người trong gia đình. Thực đơn cần phải thích hợp với ngân quỹ của gia đình.

*Báo cáo kết quả

- 2 – 3 Hs trả lời

*Đánh giá kết quả

- Hs nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

*Chuyển giao nhiệm vụ.

- GV chiếu hình ảnh 1 số món ăn của một số bữa ăn yêu cầu HS quan sát yêu cầu Hs nhận xét xem những thực đơn đó đã hợp lí chưa?

- Hs thực hiện nhiệm vụ

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm thực đơn là gì, nguyên tắc xây dựng thực đơn

2. Kĩ năng: Xây dựng thực đơn phù hợp cho các bữa ăn trong gia đình.

3. Thái độ: Có ý thức quan tâm đến công việc nội trợ và tham gia giúp đỡ cha mẹ, anh chị để tổ chức tốt bữa ăn của gia đình

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu thực đơn.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà, sưu tầm một số mẫu thực đơn

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: (6 phút)

- Em hãy nêu các nguyên tắc cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí? Mỗi nguyên tắc lấy 1 ví dụ?

3. Bài mới: (34 phút)

a. Giới thiệu bài: (1 phút) Để việc thực hiện bữa ăn được tiến hành tốt đẹp, cần bố trí sắp xếp công việc cho hợp lý theo quy trình công nghệ nhất định.

- Muốn tổ chức bữa ăn chu đáo cần phải làm những công việc gì? Chúng ta sẽ đi tìm hiểu trong tiết học hôm nay

b. Các hoạt động dạy và học: (33 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu thực đơn là gì? (15 phút)

? Muốn tổ chức một bữa ăn gồm những công việc gì?

- Cho HS quan sát mẫu thực đơn đã được phóng to trên giấy bìa cứng.

? Các món ăn ghi trong thực đơn có cần phải bố trí sắp xếp hợp lý không ?

? Vậy thực đơn là gì?

- Trình tự sắp xếp các món ăn trong thực đơn phản ánh phần nào phong tục tập quán và thể hiện dồi dào phong phú về thực phẩm.

? Có thực đơn công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành như thế nào?

* Muốn tổ chức một bữa ăn chu đáo cần phải

- Xây dựng thực đơn

- Lựa chọn thực phẩm cho thực đơn

- Chế biến món ăn

- Trình bày bàn ăn và thu dọn sau khi ăn

- QS mẫu thực đơn

- Cần quan tâm sắp xếp theo trình tự nhất định:

Món nào ăn trước, món nào ăn sau, món nào ăn kèm với món nào…

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc cỗ hay trong bữa ăn thường ngày.

- HS chú ý nghe giảng

- Có thực đơn công việc tổ chức thực hiện bữa ăn sẽ được tiến hành trôi chảy, khoa học.

I. Xây dựng thực đơn

1. Thực đơn là gì?

- Thực đơn là bảng ghi lại tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn hàng ngày.

Hoạt động 2:Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng thực đơn (18 phút)

? Mỗi ngày em ăn mấy bữa?

? Bữa cơm thường ngày có mấy món?

? Bữa ăn thường ngày gồm những món gì?

? Bữa liên hoan, chiêu đãi thường gồm những món gì?

? Cơ cấu thực đơn như thế nào?

- Nên thay đổi nhiều loại thức ăn trong cùng một nhóm cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn, chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

- 3 bữa

- 3 – 4 món: canh, kho, xào, món tráng miệng.

- Gồm canh, mặn, xào hoặc luộc và ăn với nước chấm .

- Gồm các món như canh (súp) rau củ quả tươi, xào, rán, mặn, tráng miệng.

* Cơ cấu thực đơn

- Món khai vị (súp)

- Ăn sau khai vị (xào…)

- Món chính

Ăn thêm tráng miệng, đồ uống.

- Chú ý lắng nghe

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn:

- Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn.

- Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn.

- Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng của bữa ăn và hiệu quả kinh tế.

4. Củng cố – đánh giá: (3 phút)

  • Thực đơn là gì?
  • Nguyên tắc xây dựng thực đơn?

5. Nhận xét – Dặn dò: (1 phút)

Về nhà học bài. Chuẩn bị trước phần II.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 22: Quy trình tổ chức bữa ăn (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm