Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án Công nghệ 6 bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (Tiết 1) theo CV 5512

Để giúp thầy cô giáo tiết kiệm thời gian và công sức cho việc soạn giáo án điện tử lớp 6, Thư viện Giáo án - Bài giảng VnDoc.com xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (Tiết 1) để làm tài liệu tham khảo. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô hoàn thành giáo án Công nghệ 6 hiệu quả nhất. Chúc quý thầy cô dạy tốt!

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 6 theo CV 5512

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là bữa ăn hợp lí.

- Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình, phân chia số bữa ăn trong ngày.

2. Kĩ năng 

- Hiểu được hiệu quả của việc tổ chức bữa ăn hợp lí.

- Tổ chức được bữa ăn ngon, bổ và không tốn kém hoặc lãng phí.

3. Thái độ: Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc.

4. Năng lực, phẩm chất:

- Năng lực: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực khái quát hóa; Năng lực phân tích, tổng hợp thông tin.

- Phẩm chất: Trung thực, tự tin, chấp hành kỉ luật.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên:

- Máy chiếu, phiếu học tập, giấy Ao, bút dạ.

- Phân bố nội dung bài giảng:

+ Tiết 1: I. Thế nào là bữa ăn hợp lý?.

Phân chia số bữa ăn trong ngày.

+ Tiết 2: III. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.

2. Học sinh: Sách vở và đồ dùng học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Phương pháp dạy học nêu vấn đề, thảo luận nhóm, quan sát.

- Kĩ thuật dạy học giao nhiệm vụ, thảo luận cặp đôi.

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC.

A. Hoạt động khởi động: 5’

Mục tiêu: Nhằm giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về vấn đề liên quan đến tổ chức bữa ăn, tạo hứng thú cho hs. Rèn khả năng hợp tác, tinh thần học tập lẫn nhau trong học sinh.

Phương thức thực hiện: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm

Sản phẩm hoạt động:  Trình bày miệng

Phương án kiểm tra, đánh giá

- Học sinh đánh giá.

- Giáo viên đánh giá.

Tiến trình hoạt động:

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Giáo viên yêu cầu: Dựa vào kiến thức thực tế các em hãy hoạt động nhóm trả lời câu hỏi sau:

1. Theo em thế nào là bữa ăn hợp lí? Duy trì bữa ăn hợp lí để làm gì?

2. Em thường ăn mấy bữa một ngày? Tại sao lại có số bữa như vậy? Ăn như vậy có tác dụng gì?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS thảo luận.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:HS trả lời theo ý hiểu

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên gieo vấn đề : Vậy để kiểm tra xem phần trả lời các câu hỏi trên của các bạn đã đúng và đầy đủ hay chưa chúng ta hãy cùng cô tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

->Giáo viên phân bố nội dung bài giảng và nêu mục tiêu bài học…

B. Hoạt động hình thành kiến thức mới

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung (ghi bảng)

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lí trong gia đình

1. Mục tiêu: Biết được khái niệm bữa ăn hợp lí trong gia đình

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động cặp đôi, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân, phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

Cơ thể con người tự bản thân nó đòi hỏi về chất (thức ăn) để duy trì sự sống, sự tồn tại và phát triển. Nếu cung cấp cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng thông qua con đường ăn uống thì ta sẽ có một sức khỏe dồi dào, một trí lực sung mãn. Muốn có được đầy đủ các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể thì nguồn cung cấp thức ăn trong bữa ăn cần có sự phối hợp những thực phẩm có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết và theo tỉ lệ thích hợp.

*Chuyển giao nhiệm vụ

- Gv: Hoạt động nhóm

Yêu cầu: nghiên cứu sgk + Nhớ lại kiến thức bài 15 hoàn thành các câu trả lời vào phiếu học tập sau:

1. Bữa ăn hợp lí cần chọn những loại thực phẩm nào?

2. Em hãy cho biết nhận xét chung về các bữa ăn thường ngày của gia đình:

+ Có những loại món ăn nào? Kể tên?

+ Có những loại chất dinh dưỡng nào?

+ Có đủ dùng không?

+ Có thấy ngon miệng không?

3. Theo em thế nào là bữa ăn hợp lí?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân

+ HS hoạt động nhóm

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. Bữa ăn hợp lí cần:

+ Chọn đủ thực phẩm thuộc các nhóm dinh dưỡng để kết hợp thành bữa ăn hoàn chỉnh (nhóm giàu chất đạm, giàu chất đường bột, giàu chất béo, giàu khoáng chất và vitamin)

2. Học sinh so sánh và đối chiếu với 4 nhóm chất dinh dưỡng -> rút ra nhận xét

Ví dụ:

Món ăn Chất dinh dưỡng

Cơm -----> Đường bột

Đậu phụ sốt cà chua ---- -> Đường, bột, béo, vitamin

Tôm rang ---- -> Đạm, khoáng

Bắp cải luộc ---- -> Vitamin, sơ

Cà muối ---- -> Khoáng, chất xơ

- HS nhận xét bữa ăn trên đủ dùng với gia đình em gồm.. người, em thấy rất ngon miệng.

- HS có thể lấy các ví dụ khác và phân tích như trên.

3. là bữa ăn có sự phối hợp đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng theo tỉ lệ thích hợp...

*Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm trình bày kết quả trên phiếu học tập .

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá chéo nhau.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: Nhận xét và chốt kiến thức

I. Thế nào là bữa ăn hợp lý.

Bữa ăn hợp lý là sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỷ lệ thích hợp, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Hoạt động 2: Tìm hiểu cách phân chia số bữa ăn trong ngày

1. Mục tiêu: Giải thích được cơ sở khoa học của việc phân chia số bữa ăn trong ngày để bảo vệ sức khỏe.

2. Phương thức: Hđ cá nhân, hoạt động nhóm, kĩ thuật đặt câu hỏi; kĩ thuật khăn phủ bàn; hoạt động cả lớp

3. Sản phẩm: Phiếu học tập cá nhân

phiếu học tập nhóm, hoàn thành nội dung trong vở ghi

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau.

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

Gv nêu vấn đề: Ngoài việc cấu tạo thực đơn của bữa ăn, việc phân chia số bữa ăn trong ngày có vai trò như thế nào đối với đời sống con người, chúng ta cùng tìm hiểu vấn đề này.

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu HS đọc mục II - liên hệ thực tế hoạt động cặp đôi trả lời các câu hỏi sau

1. Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn bao nhiêu bữa?

2. Theo em thời gian và số lượng bữa ăn trong ngày ở các vùng các địa phương, các gia đình có giống nhau không?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân.

+ HS hoạt động cặp đôi thống nhất ý kiến.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

1. - Hai bữa

- Ba bữa

- Nhiều bữa

2. - Không giống nhau do có hoàn cảnh, công việc, thời tiết, điều kiện kinh tế khác nhau.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện cặp đôi lên trình bày

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

Gv giải thích: Ở mỗi vùng, để phù hợp với sinh hoạt, họ bố trí thời gian và số bữa ăn ăn trong ngày có thể không giống nhau. Điều kiện kinh tế cũng ảnh hưởng đến vấn đề này.

GV ? Em có thể phân biệt được như thế nào là bữa ăn chính, bữa ăn phụ trong ngày?.

- Dự kiến câu trả lời:

. - Bữa chính có cơm mới nấu và nhiều món ăn hơn.

- Bữa phụ không nhất thiết phải có cơm (ngô, khoai, sắn, mì nấu, cơm rang, bánh, sữa...)

Gv nói thêm: Thông thường ở thành phố, thị trấn, thị xã đối với các gia đình công nhân, viên chức họ có 2 bữa chính là trưa và tối còn sáng là bữa phụ.Còn ở nông thôn nói chung có nơi sinh hoạt như thị trấn, thị xã, có nơi ăn sáng lại là bữa chính để họ kéo dài thời gian làm việc trong buổi.

GV? Theo em, bữa sáng có quan trọng không? Tại sao?

- Hs trả lời

- Dự kiến câu trả lời:

+ Bữa sáng quan trọng vì nó cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động sau 1 đêm dài và cả 1 buổi sáng làm việc.

GV nhắc nhở HS cần ăn sáng mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.

GV khẳng định: Thông thường mỗi ngày chúng ta ăn nhiều bữa (từ 2 bữa trở lên). Tại sao phải ăn nhiều bữa trong ngày? Khoa học đã khẳng định khi dạ dày hoạt động bình thường, thức ăn được tiêu hóa hết trong khoảng thời gian 4- 5 giờ sau khi ăn.

Do vậy khoảng cách giữa mỗi bữa ăn thường từ 4 đến 5 giờ là hợp lý.

? Nếu theo cách phân chia đó thì 1 ngày cần ăn mấy bữa?

- Dự kiến câu trả lời:

- Cần ăn 5-6 bữa.

? Tại sao cần ăn đủ bữa, đúng giờ mỗi ngày?

- Dự kiến câu trả lời:

- Để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động, đảm bảo sức khỏe, tăng tuổi thọ…

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK mục II và thảo luận nhóm 5 phút sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn cho biết cần phải phân chia các bữa ăn trong ngày như thế nào cho phù hợp?

- Hs tiếp nhận nhiệm vụ

*Thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh:

+ HS đọc yêu cầu.

+ HS hoạt động cá nhân viết ý kiến của mình vào các góc giấy

+ HS hoạt động nhóm thống nhất ý kiến ghi ở giữa tờ giấy.

- Giáo viên: Quan sát hỗ trợ (nếu cần)

- Dự kiến câu trả lời:

+ Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể

+ Bữa trưa: cần ăn nhanh nhưng đủ chất để có thời gian nghỉ ngơi tiếp tục làm việc

+ Bữa tối: cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.

*Báo cáo kết quả

- Đại diện các nhóm lên dán kết quả lên bảng.

*Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

GV chốt kiến thức trên phiếu học tập của học sinh.

GV lưu ý: Ăn uống đúng bữa, đúng giờ, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng… cũng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe và góp phần tăng tuổi thọ.

? Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những kiến thức trọng tâm nào?.

- Hs nhắc lại những kiến thức trọng tâm của bài.

GV dẫn: Để giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức sau đây chúng ta cùng làm 1 số bài tập luyện tập

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày.

- Cần phân chia bữa ăn hợp lý

+ Bữa sáng: sau khi ngủ dậy cần ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng. Nên ăn vừa phải, không nên bỏ ăn sáng sẽ có hại cho cơ thể

+ Bữa trưa: cần ăn nhanh nhưng đủ chất để có thời gian nghỉ ngơi tiếp tục làm việc

+ Bữa tối: cần tăng khối lượng với các món ăn nóng, ngon, rau củ, quả để bù lại năng lượng tiêu hao trong ngày. Thời gian bữa ăn có thể dài hơn.

Giáo án Công nghệ 6

I. MỤC TIÊU: Thông qua tiết học này HS phải

1. Kiến thức: Hiểu được khái niệm bữa ăn hợp lý. Cách phân chia số bữa ăn trong ngày.

2. Kĩ năng: Biết cách tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình

3. Thái độ: Giáo dục HS ăn uống điều độ có giờ giấc.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường: Đảm bảo vệ sinh khi ăn uống

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

1. Chuẩn bị của giáo viên: Một số thực đơn mẫu.

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

1. Ổn định lớp: (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số lớp học

Lớp 6A1………………………………………………............

Lớp 6A2 ………………………………………………………

Lớp 6A3……………………………………………….............

2. Kiểm tra bài cũ: Không

3. Bài mới: (38 phút)

a. Giới thiệu bài: (2 phút) Mỗi dân tộc ở mỗi vùng lảnh thổ khác nhau trên thế giới đều có tập quán, thể thức ăn uống và món ăn riêng. Song dân tộc nào cũng có các loại bữa ăn thường ngày trong gia đình, các bữa ăn tươi, các bữa ăn cỗ, bữa tiệc.

- Dù là bữa ăn được tổ chức dưới hình thức nào, mọi người cũng đều thích được thưởng thức một bữa ăn ngon miệng, một bữa ăn tạo được sự thích thú, vừa ý và nhất là phải có đủ chất dinh dưỡng cho nhu cầu cơ thể của con người nhưng không vượt quá khả năng tài chính của gia đình. Chính vì lẽ đó, chúng ta cần phải quan tâm đến vấn đề ăn uống sao cho phù hợp với sở thích, nhu cầu và điều kiện kinh tế, có nghĩa là biết tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình.

b. Các hoạt động dạy và học: (36 phút)

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là bữa ăn hợp lí? (10 phút)

- Gọi 3 HS lên bảng điền bảng phụ các món ăn trong bữa ăn tối hôm qua của gia đình

- Lần lượt gọi HS nhận xét về bữa ăn của từng gia đình: Đã hợp lý chưa, chưa hợp lý chỗ nào? Tại sao

- GV bổ sung, nhận xét

- Gọi HS kết luận bữa ăn hợp lý là bữa ăn như thế nào?

- Gọi 1 HS lấy VD về bữa ăn hợp lý của gia đình mình

- 3 HS lên bảng điền bảng phụ các món ăn trong bữa ăn tối hôm qua của gia đình

- Các HS còn lại nhận xét về bữa ăn của từng gia đình:

- Nghe, quan sát, ghi nhớ

- HS kết luận bữa ăn hợp lý là bữa ăn như thế nào, ghi vở

- Liên hệ thực tế và kiến thức trên nêu VD

I. Thế nào là bữa ăn hợp lý?

- Là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể

Hoạt động 2: Tìm hiểu phân chia số bữa ăn trong ngày (16 phút)

? Phân chia bữa ăn trong ngày có ảnh hưởng gì đến việc tổ chức ăn uống hợp lý?

? Mỗi ngày nhà em ăn mấy bữa. Đó là những bữa nào?

? Nêu thời gian ăn bữa sáng, trưa, tối ở gia đình và địa phương em?

- Bữa ăn nào là chính? Tại sao?

- GV bổ sung

? Lấy ví dụ về phân chia bữa ăn không hợp lý gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- GV kết luận

- Việc phân chia số bữa ăn trong ngày ảnh hưởng đến việc tiêu hóa thức ăn, nhu cầu năng lượng

- Liên hệ thực tế trả lời

- Liên hệ thực tế trả lời

- Bữa tối là bữa chính vì sau một ngày lao động, cần ăn tăng khối lượng để bù đắp lại năng lượng bị tiêu hao

- Nghe, ghi nhớ

- Liên hệ thực tế và thông tin đã học lấy VD

- Nghe, quan sát, ghi nhớ

II. Phân chia số bữa ăn trong ngày

Thường chia làm 3 bữa.

- Bữa sáng: từ 6h – 8h

- Bữa trưa: từ 11h – 12h

- Bữa tối: từ 5h – 7h

*Ăn đúng bữa, đúng giờ, đúng mức, đủ năng lượng, đủ chất dinh dưỡng là điều kiện cần thiết để đảm bảo sức khỏe, góp phần tăng thêm tuổi thọ.

4. Củng cố – đánh giá: (5 phút)

  • Em hãy nêu những yếu tố cần thiết để tổ chức một bữa ăn hợp lí?
  • Tại sao phải cân bằng dinh dưỡng trong bữa ăn ?
  • Hãy kể tên những món ăn mà em đã dùng trong bữa ăn hàng ngày và nhận xét như vậy đã hợp lí chưa?

5. Nhận xét – Dặn dò: (1 phút)

  • Về nhà học bài. Chuẩn bị trước phần III.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 6 bài 21: Tổ chức bữa ăn hợp lí trong gia đình (Tiết 1) theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 6 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 6, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 6 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án Công nghệ lớp 6

    Xem thêm